Chay và mặn

“We are what we eat, chúng ta là những gì chúng ta ăn”
.
Thức ăn là một phần rất quan trọng để định hình tính cách, nhân cách của con người mà hầu hết mọi người thường xem nhẹ. Chúng ta có thể quan sát thấy những bộ tộc như: Kogi, Hunza, Ottoma, một phần thổ dân Châu Mỹ, Châu Úc (bán khai), đất nước Bhutan v.v…họ chỉ ăn thực vật, sống thuận tự nhiên, tuổi thọ trung bình 120 – 150 tuổi, họ sống rất khỏe mạnh, không ung thư, không bị các bệnh thời đại, họ đầy lòng trắc ẩn, yêu thương, cao thượng, v.v…
.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cấu tạo cơ thể con người chỉ phù hợp với thức ăn từ thực vật, vì ta có bộ hàm nhai ngang dùng để nghiền thức ăn, lượng dịch vị (axit) trong dạ dày tiết ra rất hạn chế, đường ruột dài, v.v… nên khi ta chọn thức ăn chính là động vật thì ta đã làm trái với cấu tạo của cơ thể, trái với quy luật tự nhiên, hậu quả mà nó mang lại thật khôn lường.
.
Quá trình chăn nuôi lấy thịt rất khủng khiếp, nếu ta chứng kiến tận mắt thì có lẽ ta không thể nào chịu được vì lòng trắc ẩn sẽ khởi lên ngay tức khắc. Khi ta biết được có khoảng 20 loại hóa chất như: kháng sinh, tăng trưởng, kích thích, tạo nạt, tạo sữa, kích dục, v.v…được tiêm vào chúng hằng ngày thì liệu ta còn đủ dũng khí để ăn hay không?
.
Hầu hết các chất độc này không được đào thải mà nó ngấm vào máu thịt, tạng phủ, sau hàng loạt các quy trình (thêm hàng loạt hóa chất từ việc ngâm, tẩy, ướp gia vị, nấu nướng v.v…) thì cuối cùng nó được đưa vào bao tử của chúng ta (bao tử của ta được ví như một nghĩa địa di động, như kền kền ăn xác thối). Vậy hàng loạt các độc tố này được đào thải hay được giữ lại trong cơ thể ta?
.
Như đã nói, cơ thể ta chỉ phù hợp với thực vật, với thực phẩm sạch thì khi ta đưa hàng loạt độc tố từ động vật vào người thì ta đã âm thầm tự giết chính mình (con người là loài thông minh nhất nhưng cũng là loài vô minh nhất). Chưa kể khi con vật bị giết sẽ sinh ra lòng oán hận, tiết ra thêm hàng loạt hóa chất nội sinh tiêu cực, oán khí cao ngút và nó sẽ đi theo ta để đòi lại món nợ mà ta đã nhẫn tâm giết hại chúng dù trực tiếp hay gián tiếp.
.
Các loại chất độc này chỉ được đào thải một phần rất nhỏ, còn lại sẽ được giữ lại trong cơ thể (thông bất thống, thống bất thông), dẫn đến tắc nghẽn, sinh ra các khối u, lành tính rồi đến ác tính, các bệnh mãn tính, và hàng loạt bệnh thời đại mà y học gần như đầu hàng. Chúng ta có thể làm một bài test nho nhỏ, đi đến các bệnh viện và hỏi thăm xem chế độ ăn, uống bình thường của bệnh nhân là gì thì hầu như 99% họ đều ăn động vật.
.
Khi đủ lượng sẽ biến chất, bệnh tật cũng từ đó mà phát sinh, đấy là ta đang nói đến phần thân xác vật lý, vậy còn tinh thần – tâm thức thì như thế nào?
.
“Tham – sân – si” cũng từ đó mà hình thành, thân khỏe thì tâm mới an được, ta tiếp nhận toàn rác, độc tố thì thân nào mà khỏe cho được. Hệ sinh học của cơ thể bị xáo trộn dữ dội khiến tâm bất an, lo lắng, sợ hãi, loạn động, hàng loạt các tư tưởng, lời nói, hành động tiêu cực được thể hiện và được biến chuyển thành “nghiệp”.
.
Ta quan sát 100 đứa trẻ ăn động vật và 100 đứa trẻ ăn thực vật từ trong bụng mẹ cho đến khi tính cách được định hình vào năm 25 tuổi, ta sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt. Tính cách của những đứa trẻ ăn thực vật: đầy lòng trắc ẩn, yêu thương, vị tha, bao dung, vui vẻ, hòa ái, thân thiện, yêu thiên nhiên, yêu động vật, v.v…và tính cách 100 đứa trẻ ăn động vật thì ngược lại hoàn toàn.
.
Chúng ta có sử dụng hàng vạn phương pháp để thanh lọc, cân bằng lại Thân – Tâm mà quên mất đi thức ăn chính là yếu tố quan trọng nhất thì các phương pháp gần như là vô nghĩa, vì nó chỉ có thể đối chứng trị liệu chứ không thể nào trị được tận gốc của vấn đề.
.
Nhân gian có câu rất vui “tu tại tâm, làm gì làm miễn sao tâm mình tốt là được”, vậy thì tu kiểu gì, tâm tốt kiểu gì mà lấy sự giết chóc ra để làm thú vui cho sự thèm khát nhục dục của mình, chỉ để thỏa mãn vị giác, bao tử? Nên ta cần phải xem xét thật kỹ về khía cạnh này vì nó rất quan trọng, nó ảnh hưởng sâu đến quá trình phát triển tâm thức của ta.
.
Thức ăn tạo máu, máu hình thành tính cách, tính cách hình thành nhân cách. Ta muốn thanh lọc Thân – Tâm – Trí thì ta phải đi từ phần thô nhất đó chính là từ thức ăn và nó sẽ dần đi sâu vào phần tinh nhất đó chính là Tâm Thức. Đây là nguyên lý cơ bản của tự nhiên.
.
Chúng ta có thể thực hành được ngay và nhận được lợi ích từ việc thanh lọc này (chuyển chế độ ăn từ động vật sang thực vật), cơ thể ta sẽ nhẹ nhàng, thanh thoát, tâm trí sáng suốt, minh mẫn, trực giác, tuệ giác dần phát triển, ta sẽ dễ dàng nhận ra sự thật và chân lý.
.
Chúng ta có quyền tự do quyết định những gì mình cần phải đưa vào cơ thể này, khi ta đã nhận ra, đã hiểu rõ thì không còn lý do gì để ta lại tiếp tục phạm thêm sai lầm nữa. Vì thực sự nó chỉ dẫn đến sự đau khổ về Thân – Tâm ta mà thôi.
.
~ Tri Cao Nguyen

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *