Nếu mọi thứ là tiền định, tại sao phải thiền?

Nếu tất cả chúng ta đều là diễn viên trong vở kịch đã được viết sẵn, làm sao thiền có thể biến đổi được chúng ta mà không có vở kịch bản thân nó chứa một chương dành cho biến đổi của chúng ta vào một thời gian xác định?
.
Và nếu chương như vậy có đó đã chờ đợi để lộ ra vào thời gian xứng đáng, tại sao phải thiền? Tại sao phải làm bất kì nỗ lực nào chút nào? Điều này là như nhau; nó chứa cùng ảo tưởng. Tôi không nói rằng mọi thứ đều được tất định. Tôi không đề nghị điều này như một lí thuyết để giải thích vũ trụ. Nó là phương cách thôi.
.
Ấn Độ bao giờ cũng làm việc với phương cách này về số phận. Nó không được ngụ ý bởi điều này rằng mọi thứ là được tiền định. Điều này không được ngụ ý chút nào! Lí do duy nhất để đề nghị điều này là ở chỗ nếu bạn coi mọi thứ được xác định, mọi thứ trở thành mơ. Nếu bạn coi mọi thứ theo cách này, nếu bạn tin theo cách này – rằng mọi thứ đều được tiền định; rằng, chẳng hạn, bạn sẽ chết vào một ngày đặc biệt – mọi thứ trở thành mơ.
.
Nó không được xác định đâu, nó không được cố định đâu! Không người nào quan tâm nhiều tới bạn đâu. Vũ trụ hoàn toàn vô nhận biết về bạn và khi nào bạn sắp chết. Điều đó là một thứ vô dụng thế. Chết của bạn chẳng liên quan gì tới vũ trụ.
.
Đừng nghĩ bản thân bạn là quan trọng tới mức toàn thể vũ trụ đang xác định ngày chết của bạn – thời gian, phút giây, khoảnh khắc – không! Bạn không phải là trung tâm. Dù bạn hiện hữu hay không hiện hữu chẳng tạo ra khác biệt gì cho vũ trụ. Nhưng ảo tưởng này tiếp tục làm việc trong tâm trí. Nó được tạo ra từ thời thơ ấu và nó trở thành một phần của vô thức.
.
Đứa trẻ được sinh ra. Nó không thể cho thế giới bất kì cái gì, nhưng nó phải nhận nhiều thứ. Nó không thể đền đáp lại, nó không thể cho lại bất kì cái gì. Nó bất lực thế – chỉ là bất lực. Nó sẽ cần thức ăn, nó sẽ cần yêu, nó sẽ cần chỗ trú ẩn, nó sẽ cần hơi ấm. Mọi thứ đều cần được cung cấp.
.
Đứa trẻ được sinh ra tuyệt đối bất lực – đặc biệt con của con người. Không con vật nào bất lực như vậy. Đó là lí do tại sao không con vật nào tạo ra gia đình – không có nhu cầu. Nhưng con của con người bất lực thế, bất lực tuyệt đối thế, nó không thể tồn tại nếu không có người mẹ, người bố, gia đình, xã hội bảo vệ. Nó không thể tồn tại một mình. Nó sẽ chết ngay lập tức.
.
Nó phụ thuộc nhiều thế. Nó sẽ cần yêu, nó sẽ cần thức ăn, nó sẽ cần mọi thứ, và nó sẽ đòi hỏi mọi thứ. Và người mẹ sẽ cung cấp, người bố sẽ cung cấp, gia đình sẽ cung cấp. Đứa con bắt đầu nghĩ rằng nó là trung tâm của toàn thế giới. Mọi thứ đều được cung cấp cho nó; nó chỉ phải đòi hỏi. Chỉ đòi hỏi là đủ, không nỗ lực khác nào được cần.
.
Cho nên đứa trẻ bắt đầu nghĩ về bản thân nó như trung tâm, và mọi thứ chỉ đi quanh nó, vì nó. Toàn thể sự tồn tại dường như được tạo ra cho nó. Toàn thể sự tồn tại chờ đợi nó tới và đòi hỏi. Và mọi thứ sẽ được đáp ứng. Đây là điều cần thiết, rằng đòi hỏi của nó phải được đáp ứng; bằng không nó sẽ chết. Nhưng sự cần thiết này trở thành rất nguy hiểm.
.
Nó lớn lên cùng với thái độ rằng “Mình là trung tâm.” Dần dần nó sẽ đòi hỏi nhiều hơn. Đòi hỏi của đứa trẻ là rất đơn giản; chúng có thể được cung cấp. Nhưng khi nó sẽ lớn lên đòi hỏi của nó sẽ trở thành ngày càng phức tạp hơn. Đôi khi sẽ không thể nào cung cấp được cho các đòi hỏi đó, không thể đáp ứng được các đòi hỏi đó. Đôi khi đòi hỏi có thể là tuyệt đối không thể được. Nó có thể đòi trăng, hay bất kì cái gì….
.
Nó càng lớn, đòi hỏi sẽ càng trở nên phức tạp, không thể được. Thế thì thất vọng bắt đầu, và đứa trẻ bắt đầu nghĩ rằng bây giờ nó đang bị lừa. Nó đã coi là đương nhiên rằng nó là trung tâm của thế giới. Bây giờ vấn đề sẽ có đó, và dần dần nó sẽ bị truất ngôi. Khi nó trở thành người lớn, nó sẽ hoàn toàn bị truất ngôi. Thế thì nó sẽ biết rằng nó không phải là trung tâm. Nhưng sâu bên dưới tâm trí vô thức liên tục nghĩ dưới dạng nó là trung tâm.
.
Mọi người tới và hỏi tôi liệu số phận của họ có được quyết định không. Họ hỏi liệu họ có quan trọng, có ý nghĩa cho vũ trụ này tới mức số phận của họ phải được quyết định trước không. “Chủ định số phận tôi là gì?” họ hỏi. “Tại sao tôi được tạo ra?” Điều vô nghĩa trẻ con này rằng bạn là trung tâm tạo ra những câu hỏi kiểu, “Với mục định gì mà tôi được tạo ra?”
.
Bạn không được tạo ra vì bất kì chủ định nào. Và điều tốt là bạn không được tạo ra vì bất kì chủ định nào; bằng không bạn chắc là cái máy thôi. Máy được tạo ra vì chủ định nào đó. Con người không được tạo ra vì chủ định nào đó, vì cái gì đó – không! Con người chỉ là sáng tạo tuôn ra, ngập tràn. Mọi thứ đơn giản hiện hữu. Hoa có đó và sao có đó và bạn có đó. Mọi thứ chỉ là việc tràn ngập, niềm vui, mở hội của sự tồn tại mà không có chủ định nào.
.
Nhưng lí thuyết về số phận này, về tiền định, là điều tạo ra vấn đề, vì chúng ta coi nó như lí thuyết. Chúng ta nghĩ rằng mọi thứ được quyết định, nhưng không cái gì được quyết định. Tuy nhiên, kĩ thuật này dùng điều này như một phương cách. Khi chúng ta nói mọi thứ được quyết định, điều này không được nó cho bạn như một lí thuyết.
.
Chủ định là thế này: rằng nếu bạn coi cuộc sống như diễn kịch, được tiền định, thế thì nó trở thành mơ. Chẳng hạn, nếu tôi biết rằng ngày này, đêm này, tôi sẽ nói chuyện với các bạn, và nó được tiền định sẵn tôi phải nói lời nào vào ngày này, và nếu nó được cố định như vậy rằng không cái gì có thể bị thay đổi – rằng tôi không thể thốt ra một lời mới – thế thì đột nhiên tôi không có liên quan chút nào với toàn thể quá trình này vì thế thì tôi không phải là cội nguồn của hành động.
.
Nếu mọi thứ được quyết định rồi và nếu mọi lời sẽ được nói bởi bản thân vũ trụ hay bởi điều thiêng liêng hay bởi bất kì cái tên nào bạn chọn, thế thì tôi không là cội nguồn của nó. Thế thì tôi có thể trở thành người quan sát – người quan sát đơn giản.
.
Nếu bạn coi cuộc sống như được tiền định sẵn thế thì bạn có thể quan sát nó, thế thì bạn không được tham gia. Nếu bạn là thất bại, nó đã được tiền định; nếu bạn là thành công, nó đã được tiền định. Nếu cả hai đều được tiền định, cả hai trở thành có giá trị ngang nhau – đồng nghĩa. Thế thì người là Ravan, người là Ram, và mọi thứ được tiền định. Ravan không cần cảm thấy mặc cảm, Ram không cần cảm thấy cao siêu. Mọi thứ được tiền định, cho nên bạn chỉ là diễn viên, bạn chỉ trên sân khấu đóng vai.
.
Để cho bạn cảm giác rằng bạn đang đóng vai, để cho bạn cảm giác rằng đây chỉ là một hình mẫu được định trước mà bạn đang hoàn thành, để cho bạn cảm giác này để cho bạn có thể siêu việt trên nó, đây là phương cách. Nó rất khó vì chúng ta quen thuộc thế với việc nghĩ về số phận như lí thuyết – không chỉ như lí thuyết, mà như luật. Chúng ta không thể hiểu được thái độ này của việc coi các luật và lí thuyết này như phương cách.
.
Tôi sẽ giải thích điều này cho bạn. Một ví dụ sẽ giúp ích. Tôi ở trong một thành phố. Một người tới; anh ta là một người Mô ha mét giáo, nhưng tôi không biết, tôi không nhận biết. Và anh ta đã ăn vận để cho anh ta có vẻ giống người Hindu. Anh ta không chỉ có vẻ giống người Hindu, mà anh ta còn nói dường như anh ta là kiểu người Hindu. Anh ta không là kiểu người Mô ha mét giáo.
.
Anh ta hỏi tôi một câu hỏi. Anh ta nói, “Người Mô ha mét giáo và người Ki tô giáo nói rằng chỉ có một kiếp sống. Người Hindu, Phật tử và người Jain nói có nhiều kiếp sống – chuỗi dài các kiếp sống, cho nên chừng nào người ta chưa được giải thoát người ta tiếp tục và tiếp tục được tái sinh lặp đi lặp lại.
Vậy ông nói gì? Nếu Jesus là người chứng ngộ, ông ấy phải đã biết. Hay Mohammed, hay Moses, họ phải đã biết nữa nếu họ đã là những người chứng ngộ rằng có nhiều kiếp sống và không chỉ một. Và nếu ông nói rằng họ là đúng, thế thì về Mahavir, Krishna, Phật và Shankara thì sao? Một điều là chắc chắn, rằng họ tất cả không thể đều được chứng ngộ.
.
“Nếu Ki tô giáo là đúng thế thì Phật là sai, thế thì Krishna là sai, thế thì Mahavir là sai. Và nếu Mahavir, Krishna và Phật là đúng, thế thì Mohammed, Jesus và Moses là sai. Vậy nói cho tôi đi. Tôi phân vân lắm; tôi đang hoang mang, lẫn lộn. Và cả hai không thể là đúng. Làm sao cả hai có thể là đúng được? Hoặc có nhiều kiếp sống hoặc có một kiếp sống. Làm sao cả hai có thể là đúng được?” Anh ta là một người rất thông minh, và anh ta đã nghiên cứu nhiều thứ, cho nên anh ta nói, “Ông không thể trốn tránh và nói rằng cả hai là đúng. Cả hai không thể là đúng. Về logic nó là vậy – cả hai không thể là đúng.”
.
Nhưng tôi nói, “Điều này không nhất thiết là vậy; cách tiếp cận của anh là tuyệt đối sai. Cả hai đều là những phương cách. Không cái nào đúng, không cái nào sai – cả hai là những phương cách.” Câu chuyện trở thành không thể hiểu nổi với anh ta về điều tôi ngụ ý bởi phương cách.
.
Mohammed, Jesus và Moses, họ đã nói cho một kiểu tâm trí, còn Phật, Mahavir, Krishna, họ đã nói cho một kiểu tâm trí rất khác. Thực sự có hai tôn giáo cội nguồn – Hindu và Do Thái. Cho nên mọi tôn giáo được sinh ra từ Ấn Độ, mọi tôn giáo được sinh ra từ Hindu giáo đều tin vào tái sinh, vào nhiều việc sinh; và mọi tôn giáo được sinh ra từ tư duy Do Thái – Mo ha mét giáo, Ki tô giáo – họ tin vào một kiếp sống. Đây là hai phương cách.
.
Cố hiểu nó đi. Vì tâm trí chúng ta bị cố định, chúng ta coi mọi thứ như lí thuyết, không như phương cách. Nhiều lần thế mọi người tới tôi và nói, “Hôm nay thầy nói điều này là đúng, và hôm khác thầy nó điều kia là đúng, và cả hai không thể là đúng được.” Tất nhiên cả hai không thể là đúng, nhưng không ai nói rằng cả hai là đúng. Tôi không quan tâm chút nào về cái nào là đúng và cái nào là sai. Tôi chỉ quan tâm tới phương cách nào có tác dụng.
.
Ở Ấn Độ họ dùng phương cách này về nhiều kiếp. Tại sao? Có nhiều điểm. Mọi tôn giáo được sinh ra ở phương Tây, đặc biệt từ tư duy Do Thái, đều là tôn giáo của người nghèo. Các nhà tiên tri của họ đều không có giáo dục. Jesus không được giáo dục, Mohammed không được giáo dục, Moses cũng không. Tất cả họ đều không được giáo dục, không phức tạp, đơn giản, và họ nói với quần chúng những người không phức tạp chút nào, những người nghèo; họ không giàu.
.
Với người nghèo, một kiếp là quá đủ, quá thừa! Người đó chết đói, chết. Nếu bạn nói cho người đó rằng có nhiều kiếp sống thế, rằng người đó sẽ liên tục được tái sinh và tái sinh, rằng người đó sẽ đi trong bánh xe cả nghìn lẻ một kiếp, người nghèo sẽ chỉ cảm thấy thất vọng về toàn thể sự việc. “Ông nói cái gì vậy?” người nghèo sẽ hỏi. “Một kiếp là quá nhiều, cho nên đừng nói tới cả nghìn lẻ một kiếp, cả triệu kiếp. Đừng nói điều này. Cho chúng tôi cõi trời ngay lập tức sau kiếp này đi.” Thượng đế trở thành thực tại chỉ nếu ngài có thể được đạt tới sau kiếp này – ngay lập tức.
.
Phật, Mahavir, Krishna, đã nói cho xã hội rất giầu có. Ngày nay điều đó đã trở thành khó hiểu vì toàn thể bánh xe đã chuyển đi rồi. Bây giờ phương Tây giầu có và phương Đông nghèo khó. Hồi ấy phương Tây đã nghèo và phương Đông đã giầu. Mọi avatar Hindu, mọi tirthankaras – thầy giáo thế giới – của người Jains, mọi chư phật – những người đã thức tỉnh – họ toàn là các hoàng tử. Họ thuộc vào các gia đình hoàng gia. Họ có văn hoá, có giáo dục, phức tạp, tinh tế theo mọi cách. Bạn không thể tinh tế hơn Phật. Ông ấy đã tuyệt đối tinh tế, có văn hoá, có giáo dục; không cái gì có thể được thêm vào. Cho dù Phật có tới ngày nay, không cái gì có thể được thêm vào.
.
Cho nên họ đã nói cho một xã hội giầu có. Nhớ, với xã hội giầu, có những vấn đề khác. Với xã hội giầu, vui thú là vô nghĩa, cõi trời là vô nghĩa. Với xã hội nghèo, cõi trời rất có nghĩa. Nếu xã hội sống trong cõi trời, cõi trời trở thành vô nghĩa, cho nên bạn không thể đề nghị điều này được. Bạn không thể tạo ra niềm thôi thúc làm cái gì đó vì cõi trời; họ đã ở trong nó rồi – và phát chán.
.
Cho nên Phật, Mahavir, Krishna, không nói về cõi trời, họ nói về tự do. Họ không nói về thế giới vui thú ở bên kia, họ nói về siêu việt thế giới nơi không có đau khổ không có vui thú. Cõi trời của Jesus chắc đã không hấp dẫn họ – họ đã ở trong nó rồi.
.
Và thứ hai, với người giầu vấn đề thực là chán. Với người nghèo, hứa hẹn cho người đó là về vui thú trong tương lai. Với người nghèo, đau khổ là vấn đề. Với người giầu, đau khổ không là vấn đề; với người giầu, chán là vấn đề. Người đó chán mọi vui thú.
.
Mahavir, Phật và Krishna, tất cả đều quen cái chán này, và họ nói, “Nếu ông không làm bất kì cái gì, ông sẽ được sinh ra lặp đi lặp lại. Bánh xe này sẽ chuyển động. Nhớ, cùng cuộc sống sẽ được lặp lại. Cùng dục, cùng giầu có, cùng thức ăn, cùng cung điện lặp đi lặp lại: cả nghìn lẻ một lần ông sẽ di chuyển trong bánh xe.”
.
Với người giàu người đã biết mọi vui thú đây không phải là triển vọng tốt, sự lặp lại này. Sự lặp lại là vấn đề. Đó là khổ cho người đó. Người đó muốn cái gì đó mới, và Mahavir và Phật nói, “Không có gì mới cả. Thế giới này là cũ. Không cái gì mới dưới bầu trời, mọi thứ chỉ là cũ. Ông đã nếm trải mọi điều này trước đây và ông sẽ tiếp tục nếm trải chúng. Ông đang trong bánh xe, chuyển động. Đi ra ngoài nó đi, lấy cú nhảy ra khỏi bánh xe đi.”
.
Với người giầu, nếu bạn tạo ra phương cách làm mạnh thêm cảm giác chán của người đó, chỉ thế thì người đó mới có thể di chuyển hướng tới thiền. Với người nghèo, nếu bạn nói về chán, bạn đang nói những điều vô nghĩa. Người nghèo không bao giờ chán – không bao giờ! Chỉ người giầu mới chán. Người nghèo không bao giờ chán; người đó bao giờ cũng nghĩ tới tương lai. Cái gì đó sắp xảy ra và mọi thứ sẽ ổn. Người nghèo cần lời hứa, nhưng nếu lời hứa là con đường rất dài nó trở thành vô nghĩa. Nó phải ngay lập tức.
..
Jesus tương truyền đã nói rằng “Trong khoảng đời ta, trong khoảng đời các ông, các ông sẽ thấy vương quốc của Thượng đế.” Phát biểu đó đã ám ảnh toàn thể Ki tô giáo trong hai mươi thế kỉ, vì Jesus đã nói, “Trong đời các ông, ngay lập tức, các ông sẽ thấy vương quốc của Thượng đế.” Và vương quốc của Thượng đế vẫn chưa tới, cho nên ông ấy đã ngụ ý gì? Và ông ấy nói, “Thế giới sắp kết thúc sớm, cho nên đừng phí thời gian! Thời gian là ngắn.” Jesus nói, “Thời gian rất ngắn. Thật là ngu mà làm phí hoài nó. Thế giới sẽ kết thúc ngay tức khắc và ông sẽ phải trả lời cho bản thân ông, cho nên hối tiếc đi.”
.
Jesus đã tạo ra cảm giác ngay lập tức qua khái niệm về một kiếp sống. Ông ấy biết, và Phật và Mahavir cũng biết. Bất kì cái gì họ biết đều không được nói ra. Bất kì cái gì họ phát minh ra đều được biết. Đây đã là phương cách để tạo ra sự tức khắc, khẩn thiết, để cho bạn sẽ bắt đầu hành động.
.
Ấn Độ là một đất nước cổ, giầu có. Không có vấn đề về khẩn thiết trong các hứa hẹn về tương lai. Chỉ có một cách duy nhất có thể có để tạo ra sự khẩn thiết, và đó là tạo ra nhiều chán hơn. Nếu một người cảm thấy mình sẽ được sinh đi sinh lại, sinh đi sinh lại mãi, vô hạn, tới vô tận, người đó lập tức tới và hỏi, “làm sao được tự do khỏi bánh xe này? Điều này là quá nhiều. Bây giờ tôi không thể tiếp tục nó thêm nữa vì bất kì cái gì có thể được biết tôi đã biết rồi. Nếu điều này sẽ được lặp lại nó là ác mộng. Tôi không muốn lặp lại nó, tôi muốn cái gì đó mới.”
.
Cho nên Phật và Mahavir nói, “Không có gì mới dưới bầu trời. Mọi thứ là cũ và là việc lặp lại. Và ông đã lặp lại trong nhiều, nhiều kiếp rồi, và ông sẽ tiếp tục lặp lại trong nhiều, nhiều kiếp. Cảnh giác với việc lặp lại này, cảnh giác với cái chán của ông. Lấy cú nhảy đi.”
.
Phương cách là khác, nhưng chủ định là một. Lấy cú nhảy! Di chuyển! Biến đổi bản thân bạn! Dù bạn là bất kì cái gì, biến đổi bản thân bạn từ nó.
Nếu chúng ta lấy các phát biểu tôn giáo như các phương cách thế thì không có mâu thuẫn. Thế thì Jesus và Krishna, Mohammed và Mahavir, ngụ ý cùng một điều. Họ tạo ra những con đường khác nhau cho những người khác nhau, những kĩ thuật khác nhau cho những tâm trí khác nhau, những hấp dẫn khác nhau cho những thái độ khác nhau. Nhưng đó không phải là nguyên lí để được tranh đấu và được tranh cãi. Chúng là những phương cách để được dùng, được siêu việt, và được vứt đi.
.
Từ “Vigyan Bhairav Mật Tông – tập 1”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *