Làm thế nào để thoát khỏi nỗi buồn phiền?

Chúng ta thường đối phó với nỗi buồn bằng cách phủ nhận, tránh né và tự trách bản thân vi đã buồn phiền. Thế nhưng, bạn không thể đối phó với cảm xúc bằng việc chôn giấu nó. Thay vào đó, bạn cần đối diện với cảm xúc của mình ngay lúc này. Hãy áp dụng các biện pháp lành mạnh để tự giúp bản thân khuây khoả và tìm sự hỗ trợ mà bạn cần để vượt qua nỗi buồn.
.
Buồn phiền là trạng thái mà bất kỳ ai cũng đều gặp phải, thế nhưng nhiều người vẫn mãi u sầu và chưa biết cách thoát khỏi. Câu chuyện giữa Bồ Đề Đạt Ma và cậu học trò dưới đây sẽ giúp các bạn bừng tỉnh và vượt qua buồn phiền.
.
Câu chuyện này là một điển tích nổi tiếng của Thiền Tông, kể về cuộc gặp gỡ giữa sơ tổ Bồ Đề Đạt Ma – người được cho là kế thừa y bát thứ 28 từ Đức Phật Thích Ca, với học trò xuất sắc bậc nhất của ngài – thiền sư Huệ Khả, tổ thứ hai của Thiền Tông Trung Hoa.
.
Thuở nọ ở Trung Hoa có một người rất tinh thông sách thánh hiền, ông đã thuộc làu sách của các bậc Trang Tử, Lão Tử từ khi còn nhỏ, cho tới kinh sách nhà Phật khi trưởng thành, nhưng vẫn thấy có nhiều điều khúc mắc còn chưa thể giải thích được.
.
Nghe tin có vị đại sư rất kì lạ khi đó đang độc cư trên núi cao, ông bèn tìm đến thỉnh giáo cao tăng. Vừa trông thấy đại sư, người này liền cảm nhận được phẩm tính của một bậc đại giác nơi ngài, bèn quỳ xuống xin thưa rằng:
– Thưa thầy, tâm con luôn bất an, xin thầy an tâm cho con!
.
Vị đại sư đáp:
– Đưa tâm con ra đây, ta sẽ an cho!
Người này sững lại một lúc vì quá bất ngờ với câu trả lời, nhưng cũng làm theo lời đại sư thử đi tìm tâm mình, mà tìm hoài không thấy.
.
– Thưa thầy, con tìm không thấy tâm đâu cả!
Cùng lúc đi tìm tâm mà không thấy, trong lòng ông có một niềm hân hoan kỳ lạ phát khởi, một cảm giác an lạc vô cùng xưa nay chưa từng có.
– Ta đã an tâm cho con rồi đó! – đại sư nói.
.
Cũng như sư Huệ Khả trong câu chuyện trên, nhiều khi chúng ta nhận thấy có nỗi buồn xuất hiện trong cuộc đời, rồi sau đó mặc nhiên thừa nhận mình đang buồn bã, tâm mình đang bất an, khiến cho cảm giác tiêu cực xâm lấn ngày một nhiều hơn.
.
Hầu như chúng ta khi gặp những muộn phiền đều không dám đối diện nhìn thẳng vào nỗi buồn của chính mình, và thử tìm xem nó thực sự đang ở đâu? 
Khi có một cảm xúc buồn bã khởi lên, không ai khác chính bạn là người nhận ra nó đang xâm chiến tâm mình.
.
Nếu ngay lúc này bạn nhìn thẳng vào nó, quan sát nó, bạn sẽ thấy rõ một điều đơn giản thôi: nỗi buồn không ở đó mãi. Đó chính là đặc tính Vô Thường của Tâm.
“Nếu bạn cảm thấy muộn phiền, đừng liên tục than vãn “Tôi đang buồn” với người khác.
Nếu bạn muốn thoát ra khỏi muộn phiền, hãy nhìn thẳng vào nó.
Bạn sẽ nhìn thấy sự thay đổi của nỗi buồn”
Đại đức Hae Min (Hàn Quốc) đã viết như vậy trong một cuốn sách của ông được dịch ra tiếng Việt cách đây ít lâu.
.
“Kỳ thực ai trong chúng ta cũng từng trải qua vô số nỗi buồn và hoàn toàn có thể nhận ra: Không có ai buồn mãi được, cảm xúc vẫn thay đổi thường xuyên. Nỗi buồn đến và đi, xuất hiện và biến mất. Bạn chỉ cần làm duy nhất một việc là nhận ra điều đó.
.
Khi nhận ra được điều này, ta sẽ thấy nỗi buồn không có quyền quyết định, ảnh hưởng tới bạn được nữa. Và ngay cả khi buồn có trở lại, bạn chỉ cần nhận ra thôi, với tự tính vô thường, nó sẽ tan biến.
.
Khi có một cảm xúc buồn bã khởi lên, không ai khác chính bạn là người nhận ra nó đang xâm chiến tâm mình. Nếu ngay lúc này bạn nhìn thẳng vào nó, quan sát nó, bạn sẽ thấy rõ một điều đơn giản thôi: nỗi buồn không ở đó mãi. Đó chính là đặc tính Vô Thường của Tâm.”
.
Ở vào thời khắc bạn quay về bên trong, đối diện với nỗi buồn và cố tìm xem nó đang ở đâu, như sư Huệ Khả đi tìm tâm mình mà tìm không thể tìm được thứ gọi là “tâm”, thì nỗi buồn của bạn cũng tự nhiên biến mất, bạn không thể tìm thấy một thứ gọi là “nỗi buồn” được nữa. Thời điểm đó chính là lúc bạn đang thực sự sống trong hiện tại.
.
Nỗi buồn hay cũng chính là những suy nghĩ lo lắng về tương lai, tiếc nuối về quá khứ… chúng đều là những điều cản trở bạn cảm nhận được niềm vui an nhiên của cái “đang là”, chúng là thức ăn nuôi dưỡng những cảm xúc tiêu cực lớn lên trong bạn.
.
Nếu đặt lòng mình vào cái đang thực sự xảy ra, những suy nghĩ của bạn sẽ được nghỉ ngơi. Đó chính là trạng thái “An trú trong hiện tại” mà các thiền sư thường nói tới.
“Nhiều người không thoát ra khỏi ám ảnh quá khứ
Nhiều người khác lại bị trói chặt bởi viễn cảnh tương lai
.
Phương pháp của đạo Phật là phá tan những ràng buộc như vậy để có tự do trở về sống trong giây phút hiện tại với những nhiệm màu của nó” – Thiền sư Thích Nhất Hạnh
.
Các phương pháp xua tan nỗi buồn:
1.Thừa nhận cảm giác của bạn.
Đừng kìm nén nỗi buồn hoặc vờ như mình vẫn ổn. Hãy thừa nhận những gì mà bạn đang cảm thấy, vì điều này sẽ giúp bạn giải toả cảm xúc và đứng dậy dễ dàng hơn.
Gọi tên cảm xúc bên trong bạn. Nếu có ai đó hỏi rằng bạn đang cảm thấy thế nào, hãy thành thật đáp “Tôi buồn”. Đó là bước đầu tiên để bạn tự chữa lành và tìm sự hỗ trợ mà bạn đang cần.
.
Nếu bạn cảm thấy việc thổ lộ với người khác về nỗi buồn của mình dường như quá khó, hãy tự nói với bản thân trước. Nhìn vào gương và thừa nhận những gì bạn đang cảm thấy chỉ bằng một câu đơn giản “Tôi buồn”. Bạn cũng có thể viết ra cảm giác của mình trong nhật ký.
.
2 Cho phép bản thân được buồn.
Bạn cũng đừng tự trừng phạt hoặc nhiếc móc bản thân vì đã cảm thấy buồn. Buồn là cảm xúc thông thường của con người mà ai cũng từng trải qua, thế nên bạn không phải tự trách mình. Hãy cho bản thân không gian và thời gian để bộc lộ cảm xúc mà không tự phán xét hoặc chỉ trích vì đã có cảm giác buồn.
.
Hãy làm bất cứ việc gì để giải toả phiền muộn trong lòng – khóc, nằm lì trên giường hoặc ôm ấp thú cưng cũng được.Để khỏi mãi đắm chìm trong nỗi buồn, bạn cần đặt ra thời hạn. Bạn có thể cho phép mình buồn trong một hai ngày (hoặc nhiều hơn tùy vào tình huống).Sau đó, hãy quyết tâm thay đổi tâm trạng bằng các hoạt động lạc quan hơn, chẳng hạn như nghe những bản nhạc sôi động, tập thể dục hoặc đi chơi với bạn bè.
.
3 Giải toả cảm xúc bằng các hoạt động sáng tạo.
Hãy chuyển nỗi buồn của bạn thành sự sáng tạo nghệ thuật. Khi làm thơ, viết truyện, sáng tác bài hát hoặc vẽ vời, bạn có thể biểu lộ và xua tan nỗi buồn một cách tích cực và có ý nghĩa.
.
Vẽ một bức tranh mô tả cảm xúc của bạn hoặc nghe một bản nhạc khiến bạn xúc động.
Dù bạn có tin hay không, những bản nhạc buồn chưa chắc đã khiến bạn buồn hơn. Thực ra nhiều người cảm thấy khuây khoả hơn sau khi nghe nhạc buồn.
.
4 Hãy nhớ lại xem bạn đã vượt qua những khoảng thời gian buồn phiền trước đây như thế nào.
Hãy nhớ rằng, cũng như mọi cảm xúc khác, nỗi buồn chỉ là tạm thời. Cách tốt nhất để làm việc này là nhớ lại những lần bạn đã từng buồn bã và nghĩ xem bạn đã làm gì để nguôi ngoai.
.
Bằng cách nhớ lại nỗi buồn trong quá khứ, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn khi đối phó với nỗi buồn, bởi bạn biết rằng mình đã từng trải qua cảm giác này trước đây.
Thêm vào đó, bạn có thể nhận ra các chiến thuật đối phó tích cực từng giúp ích cho bạn, chẳng hạn như gọi điện cho một người bạn hoặc chơi với thú cưng.
.
5 Viết nhật ký để xác định căn nguyên của nỗi buồn và bước tiếp.
Viết ra các suy nghĩ và cảm xúc của mình để xác định nguyên nhân gây ra nỗi buồn có thể cũng là một cách hữu ích. Từ đó, bạn có thể tiến đến các bước tìm lại cảm giác vui vẻ.
Nếu bạn nhận thấy nỗi buồn của mình xuất phát từ tình huống, hãy viết ra các sự kiện và/hoặc tình huống khiến bạn phiền muộn, chẳng hạn như công việc căng thẳng hoặc tài chính khó khăn. Điều này có thể giúp bạn nghĩ ra các giải pháp khả thi để giải quyết vấn đề.
.
Nếu cảm thấy nỗi buồn của mình có nguyên nhân từ tâm lý, bạn cần cố gắng nhận biết những kiểu suy nghĩ của bạn, vì điều này sẽ giúp bạn biết khi nào phải tìm sự trợ giúp chuyên nghiệp. Hãy ghi lại những ý nghĩ của mình càng nhiều càng tốt, vì chúng thường bị che lấp bởi những niềm tin sâu xa hơn.
.
6.Siêng năng vận động hơn.
Có lẽ bạn chỉ muốn nằm dài cả ngày những khi buồn bã – bạn có thể làm vậy một thời gian, nhưng rồi cũng sẽ đến lúc bạn phải ngồi dậy và vận động.
Các hoạt động thể chất sẽ kích thích sự giải phóng endorphin, loại hoá chất vốn có vai trò đem lại cảm giác hạnh phúc trong não.
Bạn có thể đi dạo xung quanh khu phố, chơi trò nhặt đồ với cún cưng hoặc cùng bạn bè đi dự tiệc khiêu vũ.
.
7 Cười.
Những người có tính hài hước thường có sức bật mạnh mẽ hơn khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn, thế nên bạn hãy tìm nhiều cách để cười. Đi chơi với một người bạn biết cách pha trò hoặc sưu tầm phim hài hoặc các chương trình truyền hình vui nhộn mà bạn yêu thích.
.
8 Làm những việc mà bạn yêu thích.
Có một cách tuyệt vời để vượt qua nỗi buồn là dành thời gian cho các sở thích và đam mê. Những hoạt động này thường là nơi mà bạn có thế bám víu và đem lại niềm vui cho bạn ngay cả trong hoàn cảnh không may.Nếu thích chơi tennis, bạn hãy đặt lịch chơi vài buổi trong tuần này. Nếu thích làm bánh, hãy thử cùng người thân yêu sáng tạo một công thức làm bánh mới.
.
9 Tránh xa các cách đối phó không lành mạnh.
Rượu, ma tuý, thức ăn hại sức khoẻ và mua sắm lu bù có thể xoa diu bạn khi buồn phiền. Tuy nhiên, những thú tiêu khiển này chỉ tạm thời làm tê nỗi đau. Thậm chí chúng còn là mầm mống của nghiện ngập hoặc gây ra các hành vi hủy hoại sau này.
.
Hãy cưỡng lại sự cám dỗ của các thú giải khuây có hại bằng cách tránh xa chúng những khi bạn cảm thấy buồn. Hạn chế tiếp cận rượu, chất kích thích hoặc thức ăn không tốt cho sức khoẻ (trữ thức ăn lành mạnh trong tủ lạnh và tủ bếp) và rút tiền mặt đủ để chi tiêu hàng ngày và cất thẻ tín dụng đi.
.
Thay vì lún sâu vào những thú vui không lành mạnh, bạn hãy dành thời gian để chăm sóc bản thân.
Yêu thương bản thân càng nhiều thì dần nỗi buồn sẽ không còn đeo bám bạn nữa.
.
Bình Trần tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *