Albert Einstein đã phát biểu rằng: “Liên quan đến vật chất, tất cả chúng ta đều đã sai lầm. Những gì chúng ta gọi là vật chất, chúng chỉ là năng lượng rung động ở tần số rất thấp, để chúng ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan. Thực ra không có gì gọi là vật chất cả.”
Vâng, đây là một tuyên bố khá táo bạo, nếu sự thật đúng như thế, chắc chắn đòi hỏi chúng ta phải có bằng chứng cụ thể hoặc phải chứng minh được bằng toán học để bảo vệ nó. Những gì mà chúng ta có thể nhìn và sờ chạm được lại không tồn tại, điều này mới nghe qua có vẻ phi lý. Tuy nhiên, ngành khoa học vật lý lượng tử đã có một câu trả lời khá táo bạo và thú vị cho sự phi lý này.
Trong nhiều thời đại, người ta đã tin rằng những gì có thể nhìn và sờ được như hòn sỏi chẳng hạn, đều do các phân tử tạo thành, nói cách khác, đó là vật chất. Tuy nhiên, nghành vật lý học lượng tử đã quan sát thấy rằng, vật chất dường như chỉ thực sự tồn tại trên một bình diện nào đó mà thôi. Bởi khi nhìn sâu vào trong lõi vật chất, có vẻ như là không có gì bên trong đó cả.
Chẳng hạn, trong một nguyên tử, chủ yếu gồm 3 thành phần: proton, nơtron và electron. Thế nhưng, về kích thước dưới kính hiển vi điện tử như eletron chẳng hạn, khoảng cách giữa chúng lại nằm trong một diện tích quá rộng lớn, có thể được xem là một không gian hoàn toàn trống rỗng. Trong thực tế thì 99,99999% của một nguyên tử là cái “không gian trống rỗng” này.
Tuy vậy, dưới sự quan sát bằng mắt trần của chúng ta, chúng ta đã bị đánh lừa bởi các giác quan, bởi vì thực sự chúng không có cái gì cả, và chúng ta cũng không thể định lượng được nó để nói bản chất nó là cái gì, và vì thế chúng ta có thể nói nó không có gì. Như thế phải chăng đã tồn tại một dạng năng lượng nào đó để có thể nắm giữ tất cả các hạt này lại với nhau như một loại keo vậy.
Một số các nhà vật lý lượng tử, đáng chú ý là Tiến sĩ Fred Alan Wolf, đã tìm thấy có một sự đồng điệu giữa khoa học và tâm linh. Dưới đây là phần trích dẫn từ một bài viết liên quan đến nhận thức về vấn đề này đầy thú vị.
” Vật lý lượng tử đã mang lại một sự hiểu biết hoàn toàn mới về các hạt và các khoảng không gian trống rỗng bên trong nó. Trong vật lý hạ nguyên tử, khối lượng không còn được xem là một chất liệu vật chất nữa mà chúng được biết dưới dạng năng lượng.
Ở dạng vật chất rắn như một hòn sỏi, bàn tay của chúng ta, hay một thân cây chẳng hạn, nếu được đặt dưới kính hiển vi điện tử cực mạnh với cường độ phóng lớn hơn vài nghìn lần, sẽ đưa chúng ta vào một môi trường có dáng vẻ như là một đại dương mênh mông… Trong vương quốc vi thể này, cũng có những sự biến dạng và luân hồi, vòng sinh diệt bất tận.
Cụ thể, ngay trong con người chúng ta, cứ mỗi giây trôi qua, một số lượng khoảng 500 ngàn đến 2 triệu tế bào hồng cầu được sinh ra và cùng một số lượng như thế sẽ chết đi. Các tế bào khoẻ mạnh sống khoảng 110 ngày, sau đó chúng trở nên mệt mỏi và già yếu. Không có trường hợp tử vong của tế bào hồng cầu nào được trì hoãn lâu hơn ở đây, vì khi một tế bào hồng cầu giảm sức sống, thì một cách nào đó khó có thể biết, nó thu hút các đại thực bào đến để làm công việc thu dọn nó.
Khi tăng độ phóng đại kính hiển vi lên, tất cả các phân tử lắc lư như những hạt lúa mì trước gió, chúng được kết nối và níu nhau bằng những sóng rung động đến nhiều nghìn tỷ lần trong một giây.
Khi chúng ta tiến gần hơn nữa, thì các nguyên tử như những tinh linh bé tí đang khiêu vũ xung quanh các điểm cố định bên trong các phân tử, và thỉnh thoảng chúng còn hoán đổi vị trí với các bạn nhảy trong những giai điệu vô cùng hoàn hảo. Và bây giờ chúng ta thử tiếp tục tập trung vào một trong các nguyên tử này. Nội thất của chúng được che phủ nhẹ nhàng bởi một đám mây electron. Chúng ta tiến gần đến những đám mây, rồi tăng độ phóng đại lên nữa, lên nữa, rồi bóc hết các lớp vỏ ra, nhìn vào bên trong để tìm kiếm thêm… chẳng còn có gì nữa!
Một nơi nào trong không gian trống rỗng đó, chúng ta có thể bắt gặp một hạt nhân. Chúng ta quét vào không gian bên trong hạt nhân, chỉ là một dấu chấm nhỏ. Khi chúng ta di chuyển gần hơn đến chấm này, nó cũng bắt đầu tan rã, không có một thứ gì khác ngoài một trường dao động, sóng và những giai điệu.
Hiện nay, các nhà khoa học đang khảo sát quark, một thực thể hạ nguyên tử, có những phẩm chất kỳ lạ được mô tả bằng lời như là một sự thăng giáng, chúng còn có vẻ quyến rũ, huyền bí, xinh đẹp, nhiều màu sắc và lại còn có cả hương vị nữa! Nếu chúng ta đến gần đủ để quan sát kỹ các hạt quark kỳ diệu này, chúng cũng tan rã ra như các nguyên tử vậy.
Trong thế giới của hạ nguyên tử, không có vật thể mà chỉ có tiến trình. Nguyên tử bao gồm các hạt và các hạt này không được làm bởi bất kỳ chất liệu rắn nào. Khi chúng ta quan sát chúng dưới kính hiển vi, chúng ta không nhìn thấy bất kỳ một chất liệu nào, mà chỉ là một mô hình vận động liên tục, một giai điệu liên tục và thay đổi không ngừng của trường năng lượng. Giai điệu của năng lượng chính là giai điệu nền tảng của vũ trụ.
Jack Kornfield, một thiền sư đương đại đã tìm thấy có một sự tương đồng giữa hoạt động của các hạt hạ nguyên tử và trạng thái thiền định: Khi tâm trí trong trạng thái tuyệt đối yên tĩnh, bạn có thể thấy rõ tất cả những gì tồn tại trong thế giới này, chỉ là những khoảnh khắc vô cùng ngắn ngủi của ý thức, được sinh ra cùng với các giác quan.
Chỉ có tầm nhìn và hiểu biết của thị giác, âm thanh và hiểu biết âm thanh, mùi vị và hiểu biết của mùi vị, suy nghĩ và hiểu biết suy nghĩ. Nếu bạn để cho tâm trí tập trung hơn nữa trong thiền định, bạn sẽ thấy rằng cả thế giới bị phá vỡ thành những dữ kiện vô cùng nhỏ của thị giác và hiểu biết, âm thanh và hiểu biết, suy nghĩ và hiểu biết.
Bấy giờ không còn là ngôi nhà, xe hơi, trụ sở, thậm chí ngay cả bản thân bạn. Tất cả những gì bạn nhìn thấy là các hạt của ý thức qua trải nghiệm. Bạn sẽ thấy rằng ý thức là một dạng sóng như biển cả, như đại dương mênh mông. Cảnh vật và âm thanh được chứa trong đại dương của ý thức. Từ quan điểm này, các hạt cũng chẳng còn có ý nghĩa.
Vậy thì, làm thế nào mà chúng ta đã tồn tại như một vật chất? Albert Einstein đã gợi ý cho câu trả lời này từ trước rồi. Chúng ta, những người trên hành tinh xinh đẹp này thực sự được sanh ra bởi năng lượng, nhưng chúng ta tồn tại ở chiều kích 3, vì các nguyên tử của chúng ta có một tần số cụ thể để có thể tồn tại trong một không gian “ rất 3 chiều” này.
Tần số đặc thù này đủ ổn định cho cuộc sống của tất cả chúng ta. Về mặt lý thuyết, một khi những nghiên cứu của chúng ta tiến bộ đủ xa, chúng ta có khả năng để tăng tốc và giảm tốc tần số dao động các nguyên tử, và chúng ta có thể tồn tại trong chiều kích thứ 5 và những vũ trụ song song của đa vũ trụ tuyệt vời này. Và như thế, chúng ta cũng có thể du lịch liên chiều trong một đa vũ trụ vô hạn … Và đây là chìa khóa khi nói đến sự tiến hoá thực sự của nhân loại trong tương lai.”
Shift – Does Matter Exist Or Is It All Just An Illusion?
BS Nguyễn Văn Vân dịch