Thiền năng lượng

Trong mỗi con người chúng ta, ai ai cũng đều có khả năng đặc biệt về phương pháp tự chữa bệnh cho chính mình mà không cần phải nhờ cậy vào bất cứ một ai. Phương pháp này nó có sẳn ở nơi ta mà ta không biết cách khai mở và phát triển để rồi phải chịu cảnh bệnh tật triền miên.
.
Ta không trực tiếp nhìn thấy gió, nhưng có thể nhìn cây cối đang chuyển động, ta biết là có gió. Prana cũng vô hình nhưng ta có thể cảm nhận được nó bằng cách quan sát sự chuyển động của thân thông qua sự tập luyện thiền lượng, bởi sự chuyển động của thân chính là sự hoạt động bên trong của dòng Prana.
.
Khi được kiểm soát một cách có ý thức, là nguồn sinh lực có tác dụng phục hồi và tái sinh mạnh mẽ. Khi đã kiểm soát được Prana, ta có thể dùng nó để phát triển bản thân, chữa khỏi bệnh cho mình và cho người khác.
.
Theo thuật ngữ Ấn độ, Prana có nghĩa là nguyên lý năng lượng mà người xưa đã giả định là tất cả các dạng năng lượng và lực đều phát sinh từ đó. Còn thuyết cổ Đông Phương lại cho rằng Prana có biểu hiện trí tuệ và là phần không thể tách rời của tạo hóa.
.
Ai làm chủ được Prana, sẽ làm chủ được thân xác cũng như tinh thần của mình và của người khác, bởi vì Prana là sự thị hiện khái quát hoá của năng lượng. Muốn được như vậy, trước hết ta phải biết cách làm cho cái Prana ở trong ta hoạt động một cách có hiệu quả nhất.
.
Cho đến nay chưa thể khẳng định được chắc chắn về bản chất đích thực của Prana. Việc tập luyện để cảm nhận và thu nạp Prana thường được tiến hành theo các mức độ khác nhau, từ thấp tới cao, từ đơn giản tới phức tạp. Người tập luyện trước hết phải có lòng tin vào sự tồn tại của Prana và tin vào khả năng của mình, đồng thời phải luôn duy trì đức tính kiên nhẫn trong thực hành.
.
Bác sĩ tâm thần Lee Sannella M.D. đã liệt kê và phân loại những hiện tượng xuất hiện trong lúc thực hành Thiền năng lượng.
.
Về mặt vận động
Cơ thể chuyển động tự phát ở nhiều bộ phận, tuy nhiên người tập có thể tự ức chế. Những cử động này có khi nhẹ nhàng êm dịu, có khi là những cơn co giật hoặc rung chuyển.
.
Cảm giác đau
Có nhiều người kể về cảm giác đau ở đầu, sống lưng và tại nhiều vùng khác của cơ thể, xuất hiện đau thật bất ngờ và hết đau cũng thật nhanh chóng. Có người mô tả lại rằng dường như đau xảy ra khi ta cố tình cưỡng lại dòng khí đang lưu chuyển. Hoặc đau xảy ra khi dòng năng lượng đi qua những huyệt đạo chưa khai mở.
.
Sự giác ngộ tinh thần
Đây mới là mục đích thật sự của pháp môn Thiền Năng Lượng, qua một thời gian dài thường xuyên tập luyện sẽ có sự xuất hiện những nhận thức siêu việt, trực giác nhạy bén và phát huy tiềm năng trí tuệ.
.
Năng lượng chuyển động
Khi năng lượng của bạn chuyển động, nó sẽ bắt đầu làm cho thân thể bạn chuyển động. Bạn hãy cho phép những chuyển động đó xảy ra một cách tự nhiên và nhớ rằng đừng bao giờ can thiệp vào cái đang xảy ra. Bạn hãy là nhân chứng cho chính bạn.
.
Chánh niệm tĩnh giác
Tuyệt đối không hôn trầm, mê muội. Luôn luôn nhận biết thân tâm mình trong lúc tập, giữ cho động tác luôn điều hòa, chậm rãi, ổn định, giữ cho tâm mình luôn trụ vào đề mục.
.
Cảm nhận năng lượng
Không nên đột ngột dừng lại khi có sự chuyển động của năng lượng. Mọi sự chuyển động phải thuận theo tự nhiên, do dòng khí bên trong chuyển động làm cho thân thể chuyển động.
.
Trị bệnh năng lượng
Quán tưởng năng lượng chảy dồn về vùng bệnh, vùng bệnh sẽ có cảm giác tê, nóng, ngứa, nặng, ấm… Hoặc cơ thể xuất hiện các động tác tự trị bệnh như day, ấn, vỗ, chà, vuốt v.v… Ngoài tác dụng điều trị bệnh, tăng cường sức khỏe, thiền năng lượng còn tác dụng giải tỏa stress, cân bằng cảm xúc, kiểm soát hành vi.
.
Phát huy tiềm năng trí tuệ
Mỗi người đều tiềm ẩn một sức mạnh đang ngủ yên. Phải biết làm cho nó tỉnh thức và sử dụng nguồn năng lượng đó. Trước tiên chúng ta phải nhận thức được nó, kiểm soát nó, làm chủ nó, sau đó đem sử dụng để khai thác có hiệu quả và để sống tốt hơn.
.
TỔNG HỢP CÁC HIỆN TƯỢNG VÀ CẢM NHẬN KHI TẬP THIỀN NĂNG LƯỢNG [PRANAYAMA].
Khi cảm nhận được dòng năng lượng, cơ thể sẽ xuất hiện nhiều cảm giác khác nhau. Dù cùng là một người, mỗi lúc cũng có thể xuất hiện những phản ứng khác nhau. Có những người cảm nhận được rõ rệt, có những người tương đối rõ rệt.
.
Lại có người có sự phản ứng toàn thân, có người chỉ phản ứng ở một tạng phủ nào đó, cũng có người phản ứng ở khắp các tạng phủ và tứ chi, và có người chỉ phản ứng cục bộ v.v… Một số cảm giác được ghi nhận như tê, ngứa, nhột, châm chích, cảm giác như có kiến bò hoặc có những tia điện chạy bên trong thân thể. Những phản ứng thường gặp như là sởn tóc gáy, đổ mồ hôi, chảy nước mắt, tiết nước bọt, thèm ăn, cồn cào, ợ chua, buồn nôn v.v…
.
Cảm giác có tính đặc trưng và tính chất phản ứng của sinh lý, chính là ở chỗ KHÔNG GIỐNG NHAU. Trong cảm giác lạnh, có những lúc ta có cảm giác lạnh như băng giá, lạnh như gió bấc, lạnh từ bao tử, lạnh nhè nhẹ như có mưa bụi bay quanh mình, lạnh đánh bò cạp, lạnh thấu xương v.v…
.
Trong cảm giác nóng, có những lúc ta có cảm giác nóng oi bức, nóng hừng hực, nóng gió của sa mạc, nóng rang khắp châu thân v.v… Cụ thể, có trường hợp cảm giác những làn gió nhẹ mát cuốn quanh thân người, những dòng khí nóng hoặc lạnh lan truyền ở tứ chi và cột sống, những luồng hơi nóng bốc lên từ đỉnh đầu hay tuôn ra từ hai lỗ tai, hoặc những lốc khí ấm xoáy ở hai lòng bàn tay và nhiều vùng khác trên cơ thể.
.
Trong cảm giác của sự chấn động, cũng có lúc ta kêu lên ối cha, giật nẩy mình, tim đập thình thịch, run bần bật, choáng váng, ù tai v.v… Có trường hợp ở vùng tim cảm thấy nóng, hoặc thấy lạnh, có cảm giác như sợ hãi, nặng ngực, hơi thở dồn dập, cảm giác bị đè nén, nặng nề, cảm giác như bị trói buộc v.v…
.
Lại có trường hợp cảm nhận như được kích điện mạnh ở vùng giữa ngực, cảm giác bị đâm lún sâu, tỏa hơi nóng rát. Có trường hợp nhìn thấy những ánh chớp lật trước mặt, thấy làn khói trắng bay là là trên thân thể hoặc hào quang nhiều màu tỏa ra xung quanh thân, có lúc tai như nghe được những tiếng động từ rất xa vọng lại, nghe thấy tiếng người nói rì rầm, tiếng gió rít, tiếng suối chảy róc rách hay tiếng sóng biển ồ ạt.
.
Cũng có người cảm nhận những khối khí cuồn cuộn khắp thân thể, hay cảm thấy thân mình như phồng to ra, như đang trôi bồng bềnh, đang say, đang được kích thích như là đạt cực khoái, đang bay lên không trung, đang lạc vào tiên cảnh, hay như thân mình không còn nữa, v.v… Những cảm giác đó rất rõ rệt, nó biểu hiện khi cơ thể con người đã tiến vào trạng thái bị kích động sẽ làm cho khí lực sung mãn.
.
Phản ứng qua hành vi cơ thể
Cơ thể con người khi cảm nhận dòng năng lượng, thì có những chuyển động “TỰ PHÁT” không dự tính trước. Những sự chuyển động này có khi là nhẹ nhàng, êm dịu, có khi là những cơn co giật rung chuyển, có khi như múa hát ngũ cầm, có khi xuất hiện những động tác giống như THÁI CỰC QUYỀN hay các môn võ thuật. Những sự vận động thường thấy như là bò, trườn, lăn lộn, chạy, nhảy, múa, hoặc đứng xoay thân người tại chỗ có lúc đến hàng ngàn vòng v.v…
.
Cơ thể có khi tự động được đưa vào đa dạng các tư thế HATHA YOGA và giữ yên ở những tư thế này rất lâu. Cũng có lúc xuất hiện những động tác giống như DỊCH CÂN KINH [còn gọi là PHẤT THỦ LIỆU PHÁP].
.
Đôi bàn tay có thể thực hiện những động tác xoa, bóp, ấn, vuốt, nắn, bẻ, vỗ, đập ở các vùng trên cơ thể, hoặc các ngón tay đan kết thành những Thủ Ấn trong nhiều tư thế đứng, quỳ, ngồi, nằm. Đôi lúc cơ thể có sự co giật từng chập, run rẩy, rung lắc, quay tròn, nghiêng ngã, hoặc ngồi xếp bằng chắp hai bàn tay trước ngực, lạy v.v…
.
Trong những trải nghiệm sâu sắc hơn, nhiều trường hợp ghi nhận hiện tượng cơ thể bị thu hút bởi những nguồn sáng, theo sau đó là khả năng mắt nhìn thẳng mặt trời và mặt trăng với những cảm nhận khí lực tăng trưởng dồi dào. Âm thanh vô thức được khởi phát với nhiều hình thái đa dạng (Mật Ngữ, Mật Chú v.v…). Có khi âm thanh phát ra thể hiện đầy oai lực và sức mạnh, khi lại hiền hòa yêu thương, hoặc có khi nhịp điệu như là tụng niệm v.v…
.
Kèm theo đó có thể là sự tuôn trào không suy tính của những giai điệu, ca từ, lời văn, ý thơ phong phú, hoặc sự tự phát tạo tác nên những bức tranh từ đơn giản đến phức tạp và đặc sắc, mang ý nghĩa tâm linh huyền bí.
.
Những biểu hiện tổng hợp đó, đã ngầm cho ta biết là trong cơ thể con người có một hệ thống đặc biệt rất năng động, to lớn, đang tiềm tàng những bí ẩn còn chưa khám phá. Người tập luôn ở trong tâm thế rộng mở, sẵn sàng đối diện và trải nghiệm những điều mới lạ không ngừng xảy đến.
.
Những kiểu hô hấp khác thường
Khi năng lượng chuyển động sẽ xuất hiện nhiều kiểu thở khác nhau, như là thở nhanh, thở chậm, thở kéo dài kết hợp với phình bụng hoặc thóp bụng, hoặc là ngưng thở. Thở phát ra âm thanh, thở há to miệng, tróc lưỡi kết hợp với thè lưỡi thật dài và mở to đôi mắt.
.
Có những kiểu thở bịt vào lỗ mũi luân phiên giống như các Yogis thường tập mà sách vỡ nói là PRANAYAMA. Thực ra thì nhiều người đã hiểu sai, và dịch sai từ PRANAYAMA. Chữ PRANA có nghĩa là năng lượng. Còn chữ YAMA có nghĩa là kiểm soát. Góp hai từ này với nhau thành chữ PRANAYAMA có nghĩa là KIỂM SOÁT NĂNG LƯỢNG.
.
Như vậy PRANAYAMA là kiểm soát năng lượng chứ không phải là tập thở như mọi người thường nghĩ. Từ nhận xét này ta biết rằng không cần phải học các kiểu hô hấp đặc biệt nào cả, mà tự thân khi năng lượng chuyển hóa nó sẽ ” ĐIỀU KHIỂN HƠI THỞ MỘT CÁCH TỰ ĐỘNG”.
.
Những cảm xúc bất thường
Trong lúc cơ thể đang tràn ngập năng lượng, sẽ xuất hiện những phản ứng tâm lý rõ rệt như là khóc òa lên thật to, gào thét dữ dội, hoặc bật cười ha hả; hát lên những âm điệu du dương, nhẹ nhàng, sâu lắng; kể lể, than vãn, la mắng. Có thể xuất hiện các cảm xúc như là sợ hãi, lo lắng, bi ai, tức giận, uất ức, chán nản, buồn khổ, vui sướng v.v…
.
Một số trường hợp trải nghiệm những trạng thái tâm lý đột biến như là tăng động bất chợt, hưng phấn cao độ, hoặc đối nghịch là thể hiện triệu chứng trầm cảm, tuyệt vọng, sốc, xu hướng thèm muốn kích thích mạnh và nổi loạn.
.
Vào giai đoạn đầu, người tập có thể trải qua những trạng thái cảm xúc bất thường như vậy, nhưng dần dần ở những giai đoạn sau, khi những bất ổn và ức chế dồn nén trong cơ thể đã được bộc phát và giải phóng, cảm xúc sẽ tự nhiên bình lặng hơn.
.
Ta sẽ cảm nhận như có sự ngọt ngào ở tim, tình thương ngập tràn, như niềm an lạc vô tận lan tỏa từ bên trong, căng tràn nhựa sống, tâm trạng phóng khoáng, lạc quan, tình cảm ổn định, tư duy nhạy bén, ngôn ngữ lưu loát, sự chú ý tập trung dễ dàng, trí nhớ tốt, tâm lý vững vàng, cảm giác vui vẻ, hòa ái v.v…
.
– Thầy Mai Văn Như –

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *