Yêu bản thân chính mình quan trọng như thế nào?

Nếu bạn không cảm thấy hạnh phúc với chính con người bên trong của mình, thì bạn sẽ chẳng thể nào có được hạnh phúc lâu dài với bất kỳ người nào khác. Bạn phải tạo ra sự ổn định trong cuộc sống của mình trước rồi mới nghĩ tới chuyện chia sẻ cuộc sống đó với một ai đó được.

Tại sao chúng ta thường đau khổ trong tình yêu của mình với người khác, đó là do tình yêu đó chỉ là trao đổi qua lại, tôi đáp ứng cho anh (chị) cái này và anh (chị) phải đáp ứng lại cho tôi cái tôi cần, và khi đáp ứng đó không đúng với cái bạn cần bạn sẽ trách móc, sân hận… vì không như mong ước của bạn.

Chúng ta thường đánh đồng cái ta gọi là tình yêu với cái hợp đồng trao đổi đó. Thật ra tình yêu là cái mà chúng ta có sẵn trong chúng ta và thể hiện nó ra mà không cần mong cầu nhận lại, giống như chúng ta có tiền rồi chúng ta mới có thể trao tặng cho người khác. Vậy làm thế nào để yêu thương người khác đúng cách.

Đó là trong ta phải có trọn vẹn tình yêu đủ đầy với chính mình. Khi bạn đã trọn vẹn với tình yêu của chính mình rồi người khác có yêu bạn lại hay không thì điều đó không còn quan trọng nữa vì bạn đã luôn bình an, hoan lạc khi cho đi tình yêu của mình.

Hầu như ai cũng hiểu thế nào là yêu một người khác. Mong ước cháy bỏng, ngưỡng mộ và đầu tư tình cảm vào người khác có thể giống nhau trong mọi trường hợp. Chúng ta dành nhiều công sức để nuôi dưỡng tình yêu đối với người khác.

Thế còn yêu bản thân thì sao? Có vẻ như đó là một khái niệm xa lạ đối với nhiều người trong chúng ta. Yêu bản thân là tổng hợp của sự chấp nhận bản thân, sự điềm tĩnh (khác với sự ám ảnh về bản thân), tự nhận thức, sự tốt bụng và tôn trọng bản thân.

Yêu bản thân vừa có nghĩa là nhận thức về việc bạn xứng đáng được tôn trọng và đối xử tử tế, vừa là hành động thể hiện sự yêu thương và chăm sóc bản thân. Nói đơn giản, yêu bản thân là thái độ tích cực về bản thân được thực hiện bằng hành động.

Cải thiện Suy nghĩ Bên trong của Bạn

1. Vượt qua những suy nghĩ tiêu cực về bản thân. Nhiều người cảm thấy khó bỏ qua những suy nghĩ tiêu cực về bản thân. Suy nghĩ đó thường bắt nguồn từ người khác mà ý kiến của họ được ta đánh giá cao và từ những người mà ta cần được họ yêu thương và chấp nhận.

2. Tránh cầu toàn. Một số người gặp khó khăn trong việc chấp nhận những gì còn chưa hoàn hảo của bản thân. Nếu bạn thấy mình có tính cầu toàn và suy nghĩ tiêu cực về bản thân vì không hoàn hảo, hãy thực hiện ba bước đơn giản sau.
Ngừng ngay dòng suy nghĩ hiện tại, tập trung nỗ lực cần thiết để làm việc nhằm đạt được mục tiêu, và thường xuyên áp dụng nỗ lực đó.

3. Điều chỉnh mối quan tâm của bạn từ kết quả cuối cùng (được đánh giá bằng “sự hoàn hảo”) sang nỗ lực thực hiện nhiệm vụ (khó để định lượng là “hoàn hảo” hơn) có thể giúp bạn hiểu rõ giá trị công việc mà bạn đã làm tốt.

4. Từ bỏ thông tin tiêu cực. Chỉ tập trung vào điều tiêu cực trong cuộc sống là một thói quen xấu. Tập trung quá mức vào sự kiện không vui hoặc kém may mắn trong cuộc sống có thể khiến sự kiện đó trở nên nghiêm trọng không đáng có.

Nếu bạn thấy mình phàn nàn rằng mọi thứ xảy ra với bạn đều tồi tệ, hãy tìm một chút dẫn chứng chứng minh điều ngược lại; mọi việc không phải lúc nào cũng thực sự tồi tệ.

5. Đừng bao giờ tự lăng mạ mình. Tự lăng mạ mình là hạ thấp bản thân thành vật bạn không mong muốn.

Nói “Mình là kẻ thất bại” sau khi bị đuổi việc là điều không đúng và không công bằng với bạn. Thay vào đó, hãy đưa ra bình luận tích cực như: “Mình mất việc rồi, nhưng mình sẽ coi đó là kinh nghiệm để tìm và giữ cho mình một công việc mới”.

Nói“Mình thật ngu ngốc” cũng không đúng và là hạ thấp mình. Nếu bạn cảm thấy ngốc nghếch, thì nhiều khả năng bạn thiếu kiến thức về một điều nào đó.

Thay vì vậy, hãy nghĩ: “Mình không biết cách dọn dẹp nhà cửa một cách đơn giản. Có lẽ mình nên tham gia một khóa học để biết cách làm việc đó trong thời gian tới”.

6. Đừng cho rằng điều xấu nhất có thể xảy ra. Ta thường dễ dàng cho rằng kết quả tồi tệ nhất sẽ xảy ra trong mọi tình huống.

Tuy nhiên, thay đổi để suy nghĩ bên trong trở nên thực tế và chân thực có thể giúp bạn tránh tình trạng vơ đũa cả nắm hay phóng đại, thói quen thường đi cùng với việc giả định những điều tồi tệ nhất.

Quyết định cách xử lý suy nghĩ tiêu cực của bạn. Có thể bạn cần nghỉ ngơi để ngồi thiền hay hít thở. Thừa nhận cảm xúc của mình và điều chỉnh phản ứng tiêu cực bằng những lời nhắc nhở tích cực về giá trị của bản thân.

Bình Trần

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *