VĂN – TƯ – TU

Khi nghe người khác khen bạn hay, bạn giỏi, tâm bạn khởi vui mừng hớn hở? Và khi nghe những lời tán thán khen ngợi đó, bạn có bao giờ lắng tịnh tâm tư quán sát lời khen đó là chân thật hay chỉ là lời khen trang sức?

Hoặc nếu nghe người khác phê bình chê bai, huỷ báng bạn, bạn khởi tâm tức giận, buồn phiền? Hay vẫn tâm bình khí hoà định tĩnh quán xét lời chê bai đó là hợp lý cảnh tỉnh bạn, hoạc giả nó chỉ là lời thị phi!

Nghe người khác nói chuyện hoặc tự mình định làm công việc gì, bạn có thói quen suy nghĩ chín chắn rồi mới thực hành? Dẫu rằng sự suy nghĩ của con người phản ứng nhạy bén, nhanh chóng ; nhưng nếu không thông qua định tĩnh tư duy quán xét sẽ không tránh khỏi sự sơ hở sai sót, nhầm lỗi.

Có người cố chấp theo cái suy nghĩ của riêng mình, không chịu nghe theo lời hay ý thiện của người khác, do vậy, khi nghe người khác thảo luận góp ý, anh ta lấy làm lơ làkhông chú tâm lắng nghe, cũng chẳng dụng tâm suy nghĩ. Do vậy, công việc làm rất khó đạt được kết qủa hoàn mỹ.

Đức Phật trực đối hạng người có tập tánh thưa thớt đó, từ bi khuyên nhắc:” Trong sinh hoạt thường nhật, đối mặt với bất luận sự tình gì chúng ta đều cần nên vận dụng ”VĂN- TƯ- TU” mới có thể tiến nhập giải quyết sự tình cực chí thông suốt tốt đẹp, và có trải qua VĂN TƯ TU mới có thể đạt được mục tiêu chính xácan toàn.

Bởi vì, Văn là từ chỗ nghe, chỗ thấy mà sinh trưởng trí huệ.
Tư là từ chỗ tư duy, khảo nghiệm suy xét mà tăng trưởng trí huệ.
Tu là từ chỗ dụng công tu tập thực hành những điều thấy nghe, thông qua tư duy khảo nghiệm, quán sát mà thành tựu trí tuệ.

Các nhà nho học thường nói: ”Học mà không tư duy là học vẹt. Chỉ tư duy mà không thông qua sự sàng lọc của sự học hiểu thực nghiệm thì sự tư duy đó rất dễ rơi vào tà nguỵ vô cùng nguy hiểm. Điều đó đã thuyết minh rõ về tầm quan trọng của tam huệ VĂN-TƯ-TU.

Văn là lắng nghe người khác nói chuyện, thuyết giảng. Bạn có chuyên tâm nhất ý lắng nghe chăng? Giả như nghe có chỗ ngôn từý nghĩa thiên lệch, bạn có biết chuyển hướng cách nghe?

Bậc bồ tát tu 25 pháp viên thông ; nhĩ căn viên thông là một trong những pháp tu quan trọng. Do vậy, Phật pháp rất chú trọng về pháp môn huân tập “đa văn”. Tai nghe so với mắt nhìn có phần quan trọng không kém. Vật ở quá xa tầm mắt hoặc sát cận tầm mắt thì không thể nhìn thấy được minh bạch, nhưng âm thanh ở xa hoặc ở sát  cận tầm tai vẫn có thể nghe được rõ ràng .

Những chuyện của qúa khứ, mặc dù là không nhìn thấy được nguyên thể hình dạng của chúng như thế nào, nhưng chúng ta vẫn có thể hiểu biết được thông qua nghe người khác nói kể truyền đạt lại. Người ở cách vách tường nói chuyện, mặc dù không nhìn thấy được người, nhưng vẫn có thể nghe được tiếng nói của đối phương. Thật ra, nghe là một nghệ thuật linh hoạt không thể thiếu được trong cuộc sống, và đòi hỏi chúng ta không ngừng trau dồi học tập kỹ năng thiện xảo “lắng nghe” chân thực, chính xác

.
Trên thế gian các nhà triết học giải thích ra được nhiều vấn đề của vũ trụ đều là nương vào tâm não tư duy quán sát khảo nghiệm mà khai sáng vấn đề. Tất cả các nhà khoa học kỹ thuật trên thế giới phát minh ra bao nhiêu những khoa kỹ văn minh cũng đều thông qua tư tưởng tư duy, thực nghiệm mà thành tựu. Và biết bao nhà văn họcvăn từ phong phúý tứ trong sáng, có đủ lực cảm hoá lòng nhân cũng đều là kết quả từ sự tư duy mà thành. Cũng vậy, trong cuộc sống bình nhật, nếu chúng ta thường hằng biết huân tập tư duyphản tỉnhquán sát nội tâm nhận chân được thật tướng cuả các pháp thì sự tư duy đó rất tự nhiên tăng trưởng nên trí tuệ.
.
”Tu sở thành huệ” là gì?
Tu, là thực tiễn  hành trì theo giáo pháp cuả Đức Phật chỉ dạy, hoặc hành trì những điều đã học hỏi thấy nghe được từ các bậc thánh nhân, thầy tổ v.v… mà  vận dụng tư duyphản tỉnh sửa đổi ba nghiệp thân- khẩu- ý mình từ những điểm hư xấu , bất thiệnbi quan bế tắc trở thành trong sáng thiện mỹlạc quan. Tu có nhiều hình thức như khổ tu, lạc tu, chơn tu, nội tu, cộng tu, tự tu…Sự tu tập được dụ như y phục rách rồi, cần phải vá lại mới có thể mặc được. Phòng xá hư hoại cần phải tu sửa lại mới có thể ở được.
.
Cũng vậy, thân tâm con người một khi đã có vết dơ nhớp hoặc có lỗ khuyết hỏng hư hại đương nhiên càng nên cần phải sửa đổi tu bổ mới đảm bảo được phẩm chất hữu dụng của đời ngườiđồng thời từ chỗ lập nguyện tu dưỡng sẽ tạo nên động lực vi diệu thăng hoa cuộc sống đến chỗ cực chí mục tiêu. Đường dài vạn dặm, chỉ cần bạn dụng công khởi chân cất bước thì lo gì không đến đích? Sự nghiệp ngàn muôn, chỉ cần bạn dũng cảm đảm nhận tiến hành thực tiễn thì lo sì sự nghiệp không thành công? 
.
Tu hành sẽ thành tựu được nhân phẩm và phong cách trang nghiêmtu tâm sẽ thành tựu được đạo nghiệp thậm thâm vi diệu; chỉ cần chúng ta kiên tâm quyết chí thực hành, tất nhiên sẽ có qủa chứng. Đó là thành quả diệu dụng cuả “Tu sở thành huệ”.
.
~ Việt dịch: Thích Nữ Huệ Phúc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *