Cuộc sống là một chuỗi những thay đổi mang tính tự phát và tự nhiên. Đừng cố gắng để chống lại; điều đó chỉ tạo ra đau khổ mà thôi. Hãy để thực tế là chính nó. Hãy để mọi điều tự nhiên chảy về phía trước theo bất cứ cách nào mà chúng muốn. ~
Lão Tử (Đạo Đức Kinh)
Nếu bạn dừng lại và nghĩ về cuộc sống của mình trong một khoảnh khắc, bạn sẽ nhận ra rằng trong phần lớn thời gian, bạn đã cố gắng chống cự, đấu tranh, vật lộn và luôn từ chối chấp nhận việc trôi theo đúng dòng chảy của thực tế hiện tại.
Khi chúng ta còn nhỏ, chúng ta đã la hét và từ chối làm những gì mà những bậc cha mẹ của ta – những người cũng đang vật lộn với sự chống đối – yêu cầu ta phải làm. Khi đến tuổi thiếu niên, ta nổi loạn bất chấp những quy tắc, kỳ vọng của cha mẹ, giáo viên và những người có ảnh hưởng khác lên mình. Và đến tuổi trưởng thành, chúng ta vẫn có thói quen tạo ra ma sát và sự cản trở (friction and obstruction) trong cuộc sống.
Chúng ta là những sinh vật không thống nhất và chứa đầy những sự mâu thuẫn, bất hòa
Một bên chúng ta cố gắng hoàn thành những nghĩa vụ xã hội, những bổn phận và kỳ vọng của chúng ta để đạt được một sự chấp nhận ảo tưởng giữa bạn bè, người yêu, gia đình và đồng nghiệp. Đồng thời, chúng ta khao khát nổi dậy chống lại mọi niềm tin, giáo điều và những tiêu chuẩn đã bị áp đặt một cách bất công lên cuộc đời ta. Chúng ta khao khát được hít thở thứ hương vị của cuộc sống lẩn mình trong những giấc mơ đã bị chôn vùi từ rất lâu, thổi bay bụi bặm khỏi tầm nhìn, ước mơ và cuộc sống độc đáo mà ta từng mơ về.
Bằng cách này hay cách khác, luôn có một loại kháng cự và sự tham lam muốn có được mọi thứ sôi sục bên trong chúng ta.
Đặc trưng về cuộc sống của chúng ta dưới tư cách loài có thể chỉ ra đó là khả năng trong việc không ngừng nghỉ nhằm ngăn chặn, chiến đấu và thách thức chính bản thân ta và những người hàng xóm của ta trên Trái Đất này.
Đó là một thói quen khốn khổ, bạn có thể nói gì khác hơn về nó?
Cuộc đời ngắn ngủi, rồi bạn sẽ chết
Vấn đề là – chúng ta luôn nghĩ rằng “chúng ta có thời gian”.
Chắc chắn, chúng ta có thể sống 70,80 năm, nhưng thậm chí thế thì đó cũng chẳng phải điều gì có thể đảm bảo – bởi, cuộc sống của chúng ta, giống như cơ thể này – rất mong manh và luôn bị treo lơ lửng trong sự cân bằng của may mắn và định mệnh.
Chẳng có gì hay ho khi cứ phải liên tục suy nghĩ đến cái chết của chính mình, nhưng đồng thời cũng cần đối mặt với thực tế rằng bất cứ phút nào hoặc một ngày bất kỳ nào đó ta sẽ có thể thấy mình bị mang đi trong một cái túi đựng xác đến nơi an táng tại địa phương.
Những lời nói dối nho nhỏ ngọt ngào ta rót vào tai chính mình để giữ cho chúng ta sự tự hài lòng, cứng đầu và không gì lay chuyển được.
Nhưng luôn tồn tại một lời thì thầm thầm lặng, thường bị che phủ, nói với ta một sự thật liên quan đến thực tế của ta: rằng, chúng ta dễ mắc sai lầm, mong manh và dễ tổn thương – cho dù lòng tự trọng nơi ta là cao hay thấp, không quan trọng nghề nghiệp chúng ta là gì, tước vị ta có là ai hay bao nhiêu thành tựu ta có được.
Cuộc sống thì ngắn ngủi, và rồi chúng ta chết.
Đơn giản, nhưng cũng thật khó.
Nhưng cuộc sống nào phải tất cả đều là sự u ám hay cam chịu. Chính sự mong manh của cuộc sống khiến cho nó trở nên vô cùng quý giá. Và khi chúng ta có thể thực sự đồng ý với nhau về sự nhất thời và quý giá của cuộc sống, thì chúng ta có thể phát triển để có được sự đánh gia đầy đủ về nó, và sống như thể chẳng có ngày mai.
Tôi được sinh ra với một hệ thần kinh bất ổn, trong phần lớn cuộc đời mình, tôi đã luôn rất thận trọng và cẩn thận bởi ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã nhận thức được cuộc sống phù du đến mức nào. Tôi đã từng ghê tởm ý nghĩ rằng mình sẽ phải lãng phí cuộc sống và thời gian của mình trên Trái Đất, chỉ để thấy mình nằm chết một ngày nào đó mà chẳng thể thực hiện được chút nào những viễn cảnh tôi có trong đầu hay tạo ra một sự khác biệt đáng kể với thế giới.
Nhưng hành vi “thần kinh” đó chính xác đã phản tác dụng với tôi nhiều lần (Ví dụ: Các vấn đề lo lắng, bắt đầu quá nhiều dự án và không thể hoàn thành chúng, hay lao vào tất cả mọi thứ).
Tôi đoán bạn có thể nói rằng tôi có một niềm đam mê to lớn để sống trọn vẹn với cuộc đời, nhưng “cơn đói” đó thường khiến tôi phải loay hoay quá nhiều, áp đặt ý chí của tôi lên mọi thứ và mọi người, quan trọng hơn, thường xuyên không dành thời gian để “thực sự hiện diện trong thời điểm hiện tại”.
Có một dòng chảy tự nhiên vào cuộc sống. Tất cả mọi điều và tất cả mọi người sẽ luôn tìm thấy một giải pháp cho mình vào thời điểm đúng.
Khi mọi người nhắc đến khái niệm “Chảy theo dòng”, họ không có ý về một thời đại mới, họ nói về một điều gì đó sâu sắc hơn nhiều. Họ nói về sự cần thiết phải đầu hàng “dòng đời”, để mọi thứ hoàn thành theo tiến trình tự nhiên của nó, theo cách nó đã được định đoạt.
Nếu đó là một thời điểm hay địa điểm thích hợp, hãy mở cánh cửa trước mặt bạn, nhưng đừng “chạy quanh như một con gà không đầu*/don’t run around like a headless chicken” (*Thành ngữ nói về việc cố gắng làm rất nhiều việc cùng một lúc nhưng thường không mấy hiệu quả) , điên cuồng vẽ nên những cánh cửa cho chính mình để mở. Cuộc sống không làm việc theo cách đó.
Điều duy nhất bạn có thể kiểm soát là nhận thức của bạn
Sự thật phũ phàng là bạn không thể kiểm soát bất cứ một ai – bất kể họ gần gũi hay xa lạ với bạn – không bao giờ. Bạn sẽ không bao giờ có thể thay đổi họ trừ khi chính họ sẵn sàng để thay đổi mình.
Bạn cũng không bao giờ có thể kiểm soát hoàn cảnh bên ngoài của bạn. Tất nhiên, bạn có thể thao túng, áp đặt hoặc chống lại một số loại sự kiện nhất định, nhưng bạn sẽ không bao giờ có thể kiểm soát hoàn toàn hay chiến thắng nó.
Bạn không thể kiểm soát những gì sẽ xảy ra – khi nó đã định “xảy ra”, “ở đâu”, “tại sao” hoặc “như thế nào”.
Chúng ta không bao giờ có quyền kiểm soát hoàn toàn đối với cuộc sống hoặc “những người khác”, và đó là một sự dại dột khi lãng phí thời gian, sức lực và tài nguyên của chúng ta cho một cuộc truy đuổi như vậy. Đó là một cuộc đua không có hồi kết.
Cuộc sống là một chuỗi những thay đổi mang tính tự phát và tự nhiên. Một số người tin rằng những thay đổi này diễn ra vì những lý do nào đó, những người khác tin rằng đó là sự may rủi của cuộc đời. Dù niềm tin của bạn là gì – cũng đừng cố gắng chống lại.
Tôi nhận ra rằng “Nói điều này thì thật sự dễ, nhưng để thực hành được nó thì khó hơn rất nhiều”, nhưng có nhiều cách để thúc đẩy sự thay đổi này trong cuộc sống của bạn.
Trên hành trình “nội tại” của mình, “không chống cự” là một bài học cực kỳ mạnh mẽ mà tôi đã học được lấy khởi nguồn từ sự tự nhận thức.
Hãy chú ý đến những gì bạn đang làm, suy nghĩ và đang lên kế hoạch. “Thiếu sự tự nhận thức”, bạn không bao giờ có thể hy vọng để cuộc sống chảy theo một hướng tự nhiên. Bạn có thể thử một số phương pháp khác nhau dưới đây của tôi đã từng để có thể bắt đầu với con đường tương tự của riêng bạn:
- Đặt những khoảng báo thức nhỏ cho những khoảng thời gian đều đặn trong ngày (dùng điện thoại). Bất cứ khi nào báo thức vang lên, hãy suy nghĩ xem bạn có “đang đi cùng với dòng chảy cuộc sống” (ở trong giây phút hiện tại).
- Thực hành thiền mỗi ngày trong khoảng thời gian từ 10-15 phút. Điều này sẽ giúp bạn nhận thức được các hình thái suy nghĩ của chính mình.
- Ghi nhật ký mỗi ngày để theo dõi sự thay đổi và tiến bộ của bạn. Điều này sẽ giúp bạn thấy được những gì bạn đang làm tốt, và làm sao để cải thiện những điều chưa ổn.
***
Chúng ta khiến cho cuộc sống của mình trở nên khó khăn, nhưng trong thực tế, mọi thứ có thể rất dễ dàng nếu ta học cách phá bỏ thói quen “kháng cự”. Chúng ta không bao giờ có thể kiểm soát người khác hoặc những tình huống trong cuộc sống, nhưng chúng ta có thể kiểm soát bản thân và cách ta tiếp cận cuộc sống hàng ngày.
Tác giả Aletheia Luna. Chuyển dịch bởi Ayako