Bạn ở tầng nhận thức nào?

1- Tư duy định kiến

Tư duy định kiến là tư duy của đại đa số con người sống ở các môi trường xã hội chưa phát triển. Định kiến sinh ra từ việc thiếu kiến thức và không phát triển tư duy. Tức là đứng trước 1 sự vật sự việc. Người ta ko có tư duy đào sâu vào bản chất mà áp đặt vấn đề theo hệ thống niềm tin mù quáng hoặc phong tục tập quán có sẵn trước đó. Tất cả những tu duy có mô típ như trên đều thuộc về 1 xã hội có nhận thức thấp – chưa phát triển.

2- Tư duy bám chấp

Tư duy bám chấp là tư duy bắt đầu thoát ra khỏi tư duy định kiến. Con người bắt đầu tiếp cận những kiến thức mới mẻ, bắt đầu biết đặt câu hỏi “Tại sao tôi phải làm thế này mà ko phải là thế kia. Tại sao ăn thịt và ăn chay. Tại sao Đạo này và Đạo khác…”

Tuy rằng nhận thức bắt đầu biết đặt câu hỏi nhưng đây là giai đoạn nhận thức đưa cái “ Tôi “ của con người đi vào trạng thái cao nhất. Thường xung đột mâu thuẫn giữa bản bân và xã hội vô cùng nhiều để bảo vệ quan điểm cá nhân – Tức là bám chấp vào sự hiểu biết cá nhân.

Trong giai đoạn này con người có lúc cự kì thăng hoa và cũng có lúc cực kì đau khổ. Bởi kết quả của tư duy bám chấp sẽ đưa con người đến hai trạng thái cơ bản: là Thoả mãn và sụp đổ. Đây cũng là tư duy đang phổ biến nhất trong xã hội hiện tại. Giai đoạn cuối cùng của tầng nhận thức này là bắt đầu cảm thấy chán ghét tất cả mọi thứ vì cứ thăng hoa rồi lại sụp đổ, vòng lặp này sẽ lặp đi lặp lại cho đến khi bước vào tầng tiếp theo. Tuy nhiên đại đa số con người sẽ ngụp lặn trong tầng thứ 2 này cho đến hết cuộc đời. có thể ra đi trong sự thăng hoa hoặc trong sụp đổ.

3- Buông

Bắt đầu từ tầng thức này có thể gọi đây ko phải là tư duy nữa mà đây là một trạng thái con người vận hành theo tự nhiên cùng với bản thể cao cấp hơn , gọi là cao ngã ở tầng nhận thức thứ hai – “ Tư duy bám chấp “ là tầng nhận thức của ” Bản Ngã” thì trạng thái Buông là sự vận hành đồng điệu dòng chảy của “Cao Ngã “

Dòng chảy tự nhiên này sẽ đi vào cơ thể vật lý và vận hành cơ thể hoà hợp với thế giới hiện ra của cảnh giới cơ thể vật lý đang trải nghiệm. Sẽ ko còn phán xét, đấu tranh bảo vệ quan điểm. Ơ tầng này Cao Ngã sẽ cho con người biết rằng mọi vẫn động và phát triển của vũ trụ sẽ vẫn là như nó đã là. Ko cần cố gắng thay đổi hoặc đi ngược lại. Cũng từ đây mà con người bỏ đi hết Tham – Sân – Si – Mãn – Nghi. Giống như Ngũ Hành Sơn, đã giam cầm Ngộ Không suốt 500 năm. Khi biết Buông thì sẽ tự đc giải thoát và bắt đầu đặt chân đến giai đoạn tiếp theo.

4- Giác ngộ

Giai đoạn này ko còn là một trạng thái nữa mà là  Cảnh Giới chỉ đơn giản là cảnh trong thế giới hiện ra. Ở tầng thức này các bậc Giác Ngộ đã chứng ngộ 1 cách toàn cảnh về các thế giới hiện ra. Từ thế giới hữu hình đến vô hình, từ đại vũ trụ cho đến các thế giới vi tế.

Cảnh giới này chỉ có rất rất ít các ngài đã đặt tới. Tiêu biểu và nổi tiếng nhất và Ngài Thích Ca Mâu Ni. Và một số các vị cao tăng đắc đạo khác trên thế giới. Cảnh giới này sẽ ko diễn ra đại trà và phải trải qua sự tu tập vô cùng công phu của Thân – Tâm – Trí mới có thể tiến vào.

Bản thân mình chưa thể tiến vào cảnh này nên chưa có khả năng diễn đạt lại cụ thể hơn 
Với sự hiểu biết cá nhân mình qua các tài liệu và các điển tích để lại từ các bậc Giác Ngộ thì bên trên tầng thức Giác Ngộ sẽ còn Đại Giác Ngộ – Niết Bàn…

Vậy ” thức tỉnh ” ko phải là một kết quả mà là mắt xích chuyển tiếp giữa các tầng thức. Sự Thức Tỉnh sẽ sảy ra khi con người học đủ bài học cá nhân tại mỗi tầng thức. Thức Tỉnh sẽ diễn ra luân chuyển từ thấp đến cao chứ ko phải nói ” Đã Thức Tỉnh ” thì là xong.

Quach Phong

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *