Mọi hiện tượng trong trời đất tự nhiên đều không hề xảy ra một cách tình cờ ngẫu nhiên mà tuân theo những quy luật nhất định. Mọi sự đều thay đổi biến chuyển theo thời gian và chu kỳ chứ không thể tồn tại mãi: sinh ra, trưởng thành, cằn cỗi rồi thoái hóa ( Sinh, Trụ, Hoại, Diệt) tương tự như thời tiết có 4 mùa Xuân , Hạ ,Thu, Đông hay Sáng , Trưa, Chiều, Tối.
Dựa vào đó mà Người phương đông cổ xưa chia kiếp người 100 năm thành 4 thời kỳ, thời kỳ đầu 25 năm để học hỏi, thời kỳ 25 năm sau để kinh nghiệm áp dụng việc học hỏi vào đời sống, thời kỳ 25 năm sau đó để dừng lại xả bỏ dần vật chất tham ái và lo trau dồi tâm linh và 25 năm sau cùng để chuẩn bị cho sự trở về và cho đời sống mới. Bản thân tôi chỉ còn vài ngày nữa là đến sinh nhật mình và cũng là bước sang giai đoạn thứ 3 của kiếp người trăm năm nên nhân cơ hội này để chia sẻ những suy nghĩ của mình thông qua việc tóm lược lại những điều mà qua những cuốn sách tâm linh tôi đã đọc và trở thành cuốn sách rất tâm đắc gối đầu giường để những ai yêu thích hay hứng thú chúng ta cùng suy ngẫm và thực hành.
Theo tôi được biết thì vũ trụ có những định luật quan trọng mà con người cần phải hiểu thật rõ để sống THUẬN theo đó. Trong giai đoạn hiện tại có 3 định luật quan trọng ta phải hiểu rõ đó là Luân hồi, Nhân quả và Tiến hóa. Trên nguyên tắc, người ta chia làm 3 định luật ( quy luật) cho dễ hiểu nhưng thực ra những định luật này liên quan hết sức chặt chẽ, người ta không thể giải thích định luật này mà không đề cập đến định luật kia.
Nhân quả ( karma) là định luật được giảng dạy ở hầu như tất cả các tôn giáo lớn, nhân là hạt giống, là nguyên nhân, còn quả là kết quả. Nhiều người cho rằng Nhân quả là giáo lý của Nhà phật nhưng thực ra đây là chân lý của vũ trụ mà tôn giáo nào cũng nói đến. Luật Nhân quả luôn dạy rằng nhân luôn luôn sinh quả và nhân nào quả sẽ thế đó hay nói một cách khác thì “gieo nhân nào thì sẽ gặt quả thế đó” hay “ trồng cây táo sẽ được ăn táo, muốn ăn táo thì đừng trồng cam”. Ngày nay khoa học đã chứng minh “ mỗi động lực gây ra đều xuất hiện một phản lực tương đồng và ngược chiều, động lực và phản lực không bao giờ tách biệt nhau.
Nhân quả là định luật của vũ trụ nên có tính cách bất di bất dịch và công bằng tuyệt đối, quy tắc của luật Nhân quả chặt chẽ đến nối không một việc gì xảy ra mà không bị chi phối bởi nó như lời nói, hành động hay tư tưởng nào tạo ra cũng đều có những phản lực tác động lại. Cũng theo luật Nhân quả không một hành động hay tư tưởng đã nảy sinh lại giờ mất đi mà nó được luu trữ trong tiềm thức và tùy theo nhân duyên thích hợp ( môi trường) chúng sẽ phát sinh và chính tiềm thức đã tạo nên tính cách của mỗi con người hay nói cách khác cá tính của mỗi con người bị chi phối bởi những kinh nghiệm thu thập trong quá khứ, và những cá tính này kết hợp với hành động, tư tưởng hiện tại sẽ trở thành những yếu tố chi phối cuốc sống trong tương lai.
Nhiều người không tin có luật Nhân quả vì họ thấy có người hiền lành mà vẫn gặp đau khổ trong khi những kẻ hung ác lại được hưởng sung sướng. Những người ấy chưa nắm rõ quy tắc hiện hành của luật Nhân quả vì tiến trình từ Nhân sang đến Quả cũng không xảy ra ngay tức thì. Một nhân đã gieo có thể xuất hiện quả ngay tại hiện tại hay tương lai tùy theo sự sắp đặt mầu nhiệm của các yếu tố khác như Hiện báo ( xảy ra trong kiếp này), Sinh báo ( xảy ra trong kiếp sau) hay Hậu báo ( Quả xảy ra vì nguyên nhân đã gây ra từ trước).
Do đó kẻ xấu xa được hưởng tốt đẹp do những Nhân tốt đã tạo từ trước chứ không phải do việc làm xấu hiện nay ( Hậu báo). Khi sinh ra đời, ai cũng mang theo một khối nhân đã tạo ra từ trước ( các kiếp trước) bao gồm cả nhân tốt, xấu, lành, dữ ( các khối nhân này được gọi là Nghiệp hay định mệnh) và trong đời sống hiện tại, con người tiếp tục gieo thêm nhiều nhân nữa và do vậy họ tiếp tục phải trả thêm những khối quả gia tăng theo thời gian.
Vì khối quả ngày càng nhiều và không ai có thể trả hết trong 1 kiếp nên tiếp tục dẫn dắt con người từ kiếp này qua kiếp khác, nếu chúng ta cũng tin rằng mục đích của đời người là để học hỏi và thay đổi cho trở nên hoàn hảo hơn thì chúng ta sẽ thấy một kiếp người ngắn ngủi chỉ có vài chục năm không đủ để học hỏi những điều cần thiết, do đó con người phải đầu thai qua các kiếp để tiếp tục phải trả quả hay học hỏi cho đến khi trở thành toàn hảo hơn và đó chính là sự Luân hồi (reincarnation), người ta thường gọi những khối nhân này chính là “nghiệp” hay định mệnh nhưng nghiệp hay định mệnh không có tính cách cố định và con người có tự do ý chí nên có thể thay đổi hay hoán cải được định mệnh thông qua những hành động phúc đức, cứu giúp người khác hay những việc làm, suy nghĩ thiện lành.
Nếu chúng ta tin rằng mọi động lực đều gây ra phản dộng lực hay động lực là nhân và phản động lực là quả thì chúng ta sẽ thấy trong vũ trụ các động lực xảy ra từng giây từng phút thì các phản lực cũng xảy ra từng giây từng phút và toàn thể vũ trụ luôn hoạt động và biến đổi một cách kỳ diệu . Do đó không có sự may rủi hay hỗ độn mà tất cả được tạo lập trong một trật tự nhất định. Do không hiểu biết nên khi trả quả đồng thời con người tiếp tục gây thêm những nhân khác nên cứ luẩn quẩn không sao thoát khỏi sự rang buộc của nhân quả và luân hồi này. Có nhiều người không chấp nhận có Nhân quả và Luân hồi mà học cho rằng đời người chỉ có 1 kiếp sống duy nhất, nếu cho là đời người chỉ có 1 kiếp thì mục đích của đời người là gì ?
Phải chăng chúng ta sinh ra rồi để chết, nếu con người chỉ có 1 kiếp thì tại sao họ lại không giống nhau, tại sao lại có người sướng người khổ ? người giàu người nghèo? người khỏe mạnh người ốm đau? người hành phúc người bất hanh? Người thông minh người khờ dại?… tại sao lại có sự khác biệt như vậy và chúng ta giải thích thế nào về những hiện tượng thần đồng ? họ không phải là người từ trên trời rơi xuống mà chỉ là kết quả của nhiều kiếp sống không ngừng học hỏi và chỉ có Luân hồi mới giải thích được những đứa bé như Mozart soạn nhạc từ năm lên 4 tuổi và điều khiển cả một dàn nhác năm lên 7 tuổi, hay Beethoven và còn nhiều hiện tượng thần đồng trong các lĩnh vực khác nữa hoặc những trường hợp nhớ lại được tiền kiếp của mình. không ai có thể giải thích những được điều này một cách hữu lý nếu họ phủ nhận Nhân quả và Luân hồi.
Sự hiểu biết về nhân quả và Luân hồi rất hữu ích, nó giúp chúng ta có thái độ bình tĩnh trước mọi nghịch cảnh nếu có vì ta biết rằng mọi sự đều có nguyên nhân từ trước chứ không phải may rủi. Người hiểu Nhân quả sẽ có một nhân sinh quan rộng lớn, quảng đại, khoan dung trước mọi biến chuyển của cuộc đời. Sau Nhân quả và Luân hồi là Tiến hóa, luật Tiến Hóa (evolution) xác định mọi loài, mọi vật trên mọi hành tinh đều tiến hóa theo những chu kỳ đã được ấn định, nhiều người không tin những loài vô tri, vô giác nhu cây cỏ, đất đá lại có thể tiến hóa được nhưng Luật vũ trụ không có sự phân biệt.
Trong quá trình tiến hóa, các lòai đất đá do được cấu tạo bằng các nguyên tử rung động nặng nề, thô thiển nên chưa phát triển được các thể tình cảm nên có vẻ ù lì, không tri giác. Loài cây cỏ nhờ có tiến hóa hơn nên đã có thể đón nhận vài sự rung động nhưng có giới hạn, các loài cầm thú cùng với sự phát triển về tình cảm và đặc biệt là sự phát triển về phần hồn mặc dù còn giới hạn.
Cứ như vậy qua mỗi kiếp sống, các loài ( không bao gồm con người) đều thu thập được các kinh nghiệm và học được những bài học nhất định để nâng cấp và thay đổi tâm thức dần dần từ thấp đến cao, từ thô thiển đến thanh cao từ kiếp này qua kiếp khác, hoàn cảnh này đến hoàn cảnh khác …để thành Con người, là cấp độ tiến hóa cao nhất trong muôn loài. Quá trình Con người tiến hóa diễn ra rất lâu và cũng trải qua muôn vàn những hoàn cảnh, môi trường, quốc gia, giới tính… khác nhau và đây cũng là lúc quy luật Nhân quả và Luân hồi được áp dụng và khi đã học được những bài học cần thiết và phát triển được những điều tốt đẹp như lòng bắc ai, yêu thương, nhân từ, làm điều lành tránh điều dữ… thì Con người sẽ trở nên tốt đẹp hơn và ngày càng tiến hóa ở mức đô cao hơn nữa.
Con đường tiến hóa của con người là một giai đoạn đặc biệt bởi vì luc này con người đã phát triển thể Trí (1 trong 7 thể tạo nên con người) nên có thể tự quyết định sô phận cho mình. Họ có thể tiến, lùi, đi nhanh hay đi chậm, thuận theo hay ngược dòng với quá trình tiến hóa của nhân loại là dó chính họ quyết định chứ không phải do bản năng như loài cầm thú bởi vậy hàng tỷ người trên địa cầu này nhưng không có ai giống ai cả vì mọi con người đều có sự hiểu biết, tiến hóa khác nhau, do đó xã hội mới có sự khác biệt như vậy.
Vì vậy con người thực sự là một tri thức trường tồn, nó chỉ khoác lấy chiếc áo thể xác vật chất để học hỏi mà thôi, còn chiếc áo không thể sử dụng mãi mà chỉ là tạm thời. Khi học hỏi xong những bài học cần thiết con người đầu thai qua kiếp khác để học hỏi thêm và tiếp tục từ trình độ thấp đến cao…chuyển đổi tâm tính, trả hết nghiệp quả và không tạo thêm nhân rồi trở nên mỹ toàn để bước vào giai đoạn hợp nhất hay giải thoát.
Con người không bao giờ hiểu được ý nghĩa của sự sống nếu họ quan niệm chỉ có 1 kiếp sống duy nhất kéo dài vài chục năm, một đời sống ngắn ngủi như vậy không có ý nghĩa
gì hết. Thượng đế không tạo lập ra vũ trụ và sáng tạo ra đời sống một cách vô nghĩa như vậy. Nếu biết rằng kiếp sống chỉ là một phần nhỏ của sự sống kéo dài vô tận trên chu trình tiến hóa thì con người mới có thể giải thích được nhiều việc và đời sống sẽ trở nên có ý nghĩa hơn. Đời sống chính là sự biết rõ mình, biết rõ nguồn gốc cao cả của con người , biết tôn trọng thiên nhiên và sống thuận theo các định luật của vũ trụ. Đã đến lúc con người cần được giáo dục những giá trị tinh thần, các căn bản về đạo đức, các quy luật trong vũ trụ.
Cuộc đời là một trường học vĩ đại mà ở đó con người học được nhiều đau khổ để từ đó họ bắt đầu suy ngẫm và hiểu được nguyên lý của luật Nhân quả và một số quy luật khác, Luật Nhân quả đã định khi còn ham muốn là còn trói buộc; sự khoa khát có được quyền lực, vật chất, cái tôi… là những đông năng lôi cuốn, thu hút con người gây ra nghiệp và nghiệp chính là đông lực dẫn dắt con người trôi nổi trong luân hồi. tùy sự hiểu biết của con người mà quyết định đời sống của mình : sống để đòi hỏi sự thảo mãn vật chất hay sống theo niềm phúc lạc của tinh thần.
Ngày nay rất nhiều người đang sống trong sự lo âu, sợ hài bất an vì họ sống theo nhu cầu vật chất mà không biết đến niềm phúc lạc của tinh thần. Vì không hiểu biết các định luật cao cả của vũ trụ nên con người chỉ chăm chăm vào lo cho mình hay gia đình mình nhưng bài học mà họ cần học đó là cởi bỏ lòng ham muốn vì biết rằng nếu có sẽ mất, nếu thảo mãn điều này sẽ thèm khát điều khác và con ham muốn thì còn khổ, chẳng có ai giữ mãi được những gì mình có nên con người đâm ra sợ hãi và trong lúc sợ hãi này nhiều người đã bắt đầu suy nghĩ về sự sống và tính chất vô thường của nó. Và khi con người ý thức được rằng cuốc sống không có ý nghĩa gì nếu cho lo hưởng thụ và thỏa mãn các nhu cầu vật chất thì họ sẽ thay đổi để tìm mục đích cao đẹp hơn. Sự thay đổi từ ích kỷ thành vị tha, từ vật chất qua tinh thần… để trở về vói con người thật của mình ( chân ngã) sống đúng với ý nghĩa của cuộc đời là học hỏi và yêu thương.
Chỉ khi nào con người hiểu được sự tạo lập của vũ trụ và các định luật xoay quanh nó như Nhân quả, Luân hồi, Tiến hóa hay những luật Chu kỳ của vũ trụ thì họ mới hiểu được mục đích & ý nghĩa thực sự của cuộc sống. Ngay từ khi biết suy nghĩ, con người đã đặt câu hỏi về ý nghĩa của cuộc đời mình và trên đây là câu trả lời.
(tổng hợp từ các cuốn sách của Nguyên Phong)