Giá trị và triết lý

“Tất cả những gì có giá trị đều từ trái tim này mà ra”.
Thật đúng. Bạn biết không, trước đây tôi là một người trí thức. Tôi coi trọng kiến thức và lý luận quá mức. Tôi đã đọc hàng ngàn cuốn sách về mọi chủ đề. Nhưng giờ đây tôi đọc rất ít , mặc dù vẫn còn coi trọng kiến thức và tư duy lôgic. Tôi không thể thuyết giảng được nữa vì tôi cảm thấy nói như vậy quá đại ngôn. Thay vào đó, tôi chỉ nói và và chia sẻ những gì tôi đã học hỏi được. Trái tim tôi đang ngày càng trở nên rộng mở hơn.
Giờ gây, mọi lý tưởng ngày càng trở nên ít quan trọng hơn đối với tôi. Tôi không sống bó mình theo một khuôn mẫu nào. Tôi nhìn sâu vào trong trái tim mình. “Nên” hay “không nên” không còn quan trọng với tôi nữa. Tôi đặt lòng tin vào trái tim mình (bộ não của tôi dựa quá nhiều vào lý trí); tôi cảm thấy mình sống động hơn khi hay biết được trái tim mình.
“Người nào, ở mọi nơi và mọi thời đại, dù anh ta là ai chăng nữa, nếu anh ta biết hành động theo sự lựa chọn của mình chứ không theo sự suy luận của lý trí, nhất định lợi thế sẽ thuộc về người đó.”
Đó là điều Dostoevsky đã nói trong cuốn Ghi Chép Từ Lòng Đất. Bạn nói gì đây?
Bạn của tôi, Henry David Thoreau[53] đã nói: “Một con người trí tuệ và tỉnh thức thường thấy mình đối nghịch lại cái được coi là những luật lệ và chuẩn mực thiêng liêng nhất của xã hội, để sống thuận theo những quy luật và chuẩn mực còn thiêng liêng hơn nữa, và hành động ấy là sự thử thách lòng quyết tâm không hề rời xa con đường anh ta đang tiến bước”.
Đối với tôi, tôi đã chán đấu tranh và xung đột.
Tôi muốn sống cuộc đời mình thật bình yên.
Tôi muốn tìm cho mình một cách sống,
không phải hòa mình theo thế giới điên rồ ngoài kia,mà cũng không phải xung đột với nó.
Hãy để cho thế giới đi theo con đường điên rồ của riêng nó. Tôi sẽ đứng bên ngoài thế giới ấy.
Nếu có bất cứ cái gì tôi coi là của đương nhiên mình được hưởng, thì tôi không thể được gọi là một người thực tâm đi tìm chân lý, ngay cả đó là những điều chính Đức Phật đã nói.
Không thể chỉ vì tôn kính Ngài mà tôi tin (và Ngài là người tôi tôn kính nhất trên đời).
Tôi muốn tự chính mình hiểu.
Một điều khác tôi đã học được, đó là kết nối và giao tiếp với chính mình.
Người duy nhất mà tôi có thể giao tiếp một cách thực sự, thực sự tốt đẹp nhất là chính bản thân mình.
Điều đó chẳng dễ tý nào.
Tất cả mọi cử động, sự bực tức, mọi cảm xúc, tâm ngã mạn, sự buồn chán (nhất là khi tiếp xúc với người khác, bởi vì tôi không hề cảm thấy chán khi ở một mình) đều được cảm nhận một cách trọn vẹn.
Tôi cảm thấy hoàn toàn rộng mở đối với chính mình.
Giờ đây, tôi hiểu chính bản thân mình thật sâu sắc.
Bây giờ tôi tận hưởng một cảm giác thật thanh thản, nhẹ nhàng mà trước đây chưa từng có.
Tôi không muốn đánh giá, phán xét; tôi muốn sự hiểu biết.
Tôi không hoàn hảo, thực ra tôi thậm chí đang trở nên ngày càng không hoàn hảo hơn. Vì vậy tôi sợ những người hay đánh giá, phán xét người khác. Tôi muốn được yên thân một mình.
Trong cuộc đời, tôi đã từng làm nhiều việc xấu, nhưng tôi không tự đổ lỗi cho mình hay người khác về điều đó.
Chưa từng bao giờ làm một việc bất thiện nào cả, đó là điều không thể có trong đời.
Tôi đang cố gắng thực hành Pháp, và tôi cảm thấy hạnh phúc về điều đó.
Tôi thích sự kỷ luật.
Vì vậy, khi mọi người làm điều gì không đúng, tôi sẽ nói cho họ biết.
Xung đột với mọi người chẳng có ích lợi gì cả.
Khi tôi không làm hay nói điều gì với ý lừa dối người khác, tôi luôn cảm thấy bình an trong tâm.
Điều tôi muốn nói ở đây là tôi không thể cư xử hay nói theo cách tôi đang thực sự cảm nhận ở trong mình.
Tôi muốn hiểu rõ cách quan hệ với mọi người ra sao cho hợp lý.
Tôi không thích mọi người nghĩ về tôi như một mẫu người nhất định mà thực ra tôi không phải là như thế, nhưng đó là điều không thể tránh khỏi.
Tất cả mọi người trên thế giới đều hiểu sai về người khác.
Và tôi vẫn thất vọng khi họ hiểu đúng về mình.
Miễn là tôi luôn luôn ý thức rõ ràng về những động cơ của chính mình, thì tất cả mọi việc đều OK.
Tôi đồng ý với bạn về cách làm thế nào mà một kẻ ngu có thể đạt tới một vị trí nào đó trong một tổ chức. Kinh nghiệm đối với những kẻ ngu loại như vậy, tôi đã biết đủ lắm rồi. Tôi có thể hiểu con người nhiều hơn, nhưng tôi không muốn tranh luận với những kẻ ngu, nhất là đối với những kẻ ngu luôn tự cho mình giỏi hơn người. Tôi ngày càng trở nên xa lánh con người và các loại tổ chức. Tôi không nghĩ nhiều đến việc giúp người; con người sử dụng con người để quảng bá chính mình dưới danh nghĩa giúp đỡ nhau.
Bất cứ ai chiến đấu chống lại quỷ dữ nên ghi nhớ: chớ để chính mình cũng bị biến thành quỷ dữ trong cuộc chiến ấy.
Sayadaw U. Jotika
TUYẾT GIỮA MÙA HÈ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *