An lạc chân thật chỉ có thể phát xuất từ ý thức khổ đau. Điều này chỉ có những người đã sống trong cuộc đời một cách rào rạt mới có thể hiểu nổi. Đó là một sự thực mà các bậc hiền nhân đều công nhận.
Khổ đau làm con người trưởng thành, không có khổ đau, con người không thành con người. Nhưng con người cần biết sống với khổ đau, chứ không phải chỉ cần sống trong đau khổ. “Niết bàn không ly khai với sinh tử khổ đau” chính là ý ấy.
Cả một nền đạo học được thành lập trên nhận thức căn bản “cuộc đời đầy khổ đau” kia.. Bi quan bao hàm một ý niệm chán nản, tuyệt vọng.
Bi quan hay lạc quan đều là những gì quá dễ dãi nông cạn. Không lạc quan một cách ngây thơ vì một sự lạc quan như thế chứng tỏ thiếu nhận thức về thực tại của hiện hữu; không bi quan một cách yếu đuối vì một sự bi quan như thế chứng tỏ sự thiếu nhận thức về khả năng bất diệt của con người.
Mà nếu muốn chiến thắng khổ đau, trước hết phải khinh thường khổ đau, phải can đảm nhìn khổ đau tận mặt, phải tuyên chiến với đau khổ. Chúng ta chưa từng thấy ai sợ địch thủ mà chiến thắng được địch thủ bao giờ.
Trong xã hội chúng ta, người sung sướng nhất không phải là người khố rách áo ôm, cũng không phải là người giàu nứt đố đổ vách, mà thường là những người ấm no đến mức đầy đủ. Bởi vì cuộc sống của họ không đến nỗi quá quẫn bách, đồng thời họ cũng không bị của cải trói buộc, suốt ngày lo giữ của. Những người đó chiếm đại đa số trong xã hội, là những người có tư cách được hưởng hạnh phúc. Thế nhưng hạnh phúc hay không còn nằm ở suy nghĩ của bạn.
Con người chúng ta đều giống nhau trong việc mong muốn được hạnh phúc và không muốn khổ đau; và nhiều vấn đề mà chúng ta đang phải đối mặt là do chính chúng ta gây nên. Chúng ta tìm kiếm hạnh phúc ở những điều bên ngoài mà không nhận ra được rằng chúng chẳng giúp đỡ gì được khi chúng ta có vấn đề bên trong. Chúng ta cần tập trung vào niềm hỷ lạc xuất phát từ tâm thức an lành thì sẽ cho phép chúng ta duy trì được sự hạnh phúc cho dù bất cứ điều gì xảy ra.
Thiền Sư Thích Nhất Hạnh