Kiêu hãnh và lòng can đảm

Kiêu hãnh và lòng can đảm.

Bài phân tích dựa trên bản đồ ý thức của David Hawkins, tuy nhiên mình chỉ đưa ra các quan điểm trùng khớp giữa lý thuyết của Hawkins và kết luận từ trải nghiệm của mình.

𝟏. 𝐒𝐮̛̣ 𝐤𝐢𝐞̂𝐮 𝐡𝐚̃𝐧𝐡

Thường bị nhầm lẫn với cảm giác tự tin, sự kiêu hãnh thật ra mang trong mình năng lượng của tần số khá thấp, và dù thế, nó vẫn đang là mục tiêu hướng tới của số đông. Chúng ta có thể nhận diện được năng lượng kiêu hãnh nhanh hơn khi quan sát một tập thể lớn thay vì một cá nhân đơn lẻ, vd như niềm tự hào dân tộc là trạng thái kiêu hãnh của cộng đồng.

Lợi ích mà sự kiêu hãnh đem lại là nguồn năng lượng có tính thúc đẩy của nó. Cho nên những cá nhân hay mắc kẹt ở những trạng thái cho họ ít năng lượng hơn (như thờ ơ, sợ hãi, khao khát) sẽ tìm cách để vươn đến sự kiêu hãnh, nó cho họ thêm năng lượng để sống. Một dân tộc khi đứng trước những trận chiến vô hình và hữu hình cũng vậy, niềm tự hào dân tộc sẽ được kích hoạt theo tinh thần “đoàn kết cho ta sức mạnh”.

Đáng tiếc là, đoàn kết ko cho ta sức mạnh. Hay đúng hơn, sự kiêu hãnh ko cho ta sức mạnh. Dù đây là trạng thái được xã hội khuyến khích, dù nó mang trên mình vẻ đẹp của sự ngông nghênh và cách rất xa những trạng thái năng lượng khô kiệt như tự ti hay tuyệt vọng, nhưng nó vẫn là nguồn năng lượng ở tần số thấp. Bởi vì sự tồn tại của nó phụ thuộc vào điều kiện bên ngoài.

Một cá nhân khi nhận được lời khen từ người khác cho những thành tựu mình đạt được sẽ nhanh chóng khởi lên niềm kiêu hãnh. Thế nhưng cùng những thành tựu ấy, cùng là con người ấy với những phẩm chất tương tự, nếu gặp phải sự phủ nhận trong một tình huống khác, niềm kiêu hãnh của họ sẽ bị vỡ nát, cái tôi của họ bị tổn thương, và họ sẽ nhanh chóng rơi từ trạng thái kiêu hãnh xuống những trạng thái thấp hơn nữa như giận dữ hay nhục nhã. Năng lượng vừa có được từ môi trường bên ngoài đã bị bên ngoài rút cạn. Những cá nhân kiêu hãnh thật ra rất mong manh và dễ tổn thương.

Phân tích thêm về khía cạnh đạo đức, sự kiêu hãnh là một hình thức bơm phồng của cái tôi nên chỉ gây ra ảo tưởng và sự chia rẽ. Niềm kiêu hãnh ở một cá nhân sẽ gây ra ảo tưởng về giai cấp và tầng lớp, còn niềm tự hào của một dân tộc thì cổ xúy cho chủ nghĩa bè phái.

Đó là một trong những nguyên nhân cốt lõi dẫn đến chiến tranh cùng sự tàn phá mà con người gây ra cho các giống loài khác. Vậy nên trên bản đồ ý thức của David Hawkins, sự kiêu hãnh mang tần số năng lượng khá thấp, nằm ở vùng tiêu cực.

Với đặc tính năng lượng trồi sụt, một đám đông nuôi dưỡng lòng kiêu hãnh sẽ đem đến rất nhiều sự hỗn loạn, như thế giới hiện nay chúng ta đang sống.

𝟐. 𝐒𝐮̛̣ 𝐜𝐚𝐧 đ𝐚̉𝐦

Can đảm nằm ngay phía trên trên kiêu hãnh, và tuy đây chưa phải là trạng thái có mức điểm quá cao, nó là trạng thái đầu tiên đại diện cho sự tích cực chân chính. Vì từ đây, sức mạnh thật sự sẽ bắt đầu nảy sinh: sức mạnh từ bên trong của một con người, sức mạnh của nội tại.

Khi một cá nhân bắt đầu tìm thấy sự can đảm và duy trì được trạng thái này thường xuyên, họ đang đứng trước một thay đổi mang tính cách mạng trong đời.

Ở các cấp độ thấp hơn, chúng ta sẽ hút năng lượng của môi trường bên ngoài để tiếp tục sinh tồn. Khi đau khổ thì cần được quan tâm vỗ về, khi sợ hãi thì cần được bảo vệ – kiểu như thế. Cũng như khi ở gần những người ở tần số năng lượng thấp hơn, chúng ta dễ bị mệt mỏi, chịu đựng, cáu gắt vì phải chia sẻ năng lượng của mình cho họ.

Một bước ngoặt khác về năng lượng cũng xảy ra bắt đầu từ đây. Can đảm là cấp độ đầu tiên mà một cá nhân thay vì hút năng lượng từ ngoài vào trong, họ sẽ tỏa năng lượng ở trong mình ra môi trường ngoài.

Điều này cũng giải thích cho sự hấp dẫn của những cá nhân có tần số vượt lên trên sự kiêu hãnh (mà điểm bắt đầu là lòng can đảm). Với tinh thần ở mức can đảm trở đi, những cá nhân này sẽ lan tỏa đến cộng đồng năng lượng và nguồn cảm hứng để sống, dù họ có ý thức được điều đó hay ko.

𝟑. 𝐋𝐚̀𝐦 𝐬𝐚𝐨 đ𝐞̂̉ 𝐧𝐚̂𝐧𝐠 𝐭𝐫𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐧𝐚̆𝐧𝐠 𝐥𝐮̛𝐨̛̣𝐧𝐠 𝐜𝐮̉𝐚 𝐦𝐢̀𝐧𝐡

Nâng cấp trường năng lượng của mình từ trạng thái dưới đáy (mức 0 – 20) lên khai sáng (mức > 1000) là một quá trình dài rèn luyện để tiến hóa ý thức, đó là con đường tu tập. Tuy nhiên, ko nên gò bó định nghĩa của sự tu tập với việc thực hành tôn giáo. Đây chỉ đơn giản là quá trình gồm 2 bước:

-Quan sát bản thân

-Buông bỏ sự phán xét

Sự tiến hóa của ý thức nghĩa là sự phát triển năng lực cho tâm trí. Năng lực tâm trí ko nằm ở khả năng phân tích kiến thức hay khả năng suy nghĩ mà nằm ở khả năng quan sát: tức đứng ngoài, độc lập, thoát khỏi sự dẫn dắt của suy nghĩ, của kiến thức, thoát khỏi sự trói buộc bởi những điều đã biết, thoát khỏi chấp niệm.

Thực hành quan sát mà ko phán xét, ko phân tích chính là thực hành năng lực làm chủ tư duy. Tại đó, kiến thức và kinh nghiệm sẽ lùi bước để trí tuệ nảy nở, đi cùng với nó là tình yêu, sự bình yên và khai sáng.

Bất kỳ tôn giáo nào cũng khuyến khích các cá nhân chỉ một điều cốt lõi duy nhất: đi vào bên trong mình để tìm kiếm sự thật. Tất cả những giáo lý kêu gọi mọi người chỉ biết tuân thủ nghe lời mà ko được phép đặt ra nghi vấn, tức đi ngược lại hoàn toàn hành trình này, thì hoặc đang mạo danh chân lý vì lợi ích riêng, hoặc là sự diễn giải sai lệch vì hiểu biết còn khiếm khuyết của người truyền đạt.

Thế nên thực hành 2 điều này là bạn đang thực hành những gì thiêng liêng nhất của tôn giáo rồi. Bạn có thể thực hành thêm việc ăn chay, đọc kinh hay cầu nguyện, nhưng chỉ khi bạn hiểu rõ từ bên trong mình muốn làm thế.

𝟒. 𝐐𝐮𝐚́ 𝐭𝐫𝐢̀𝐧𝐡 𝐧𝐚̂𝐧𝐠 𝐜𝐚̂́𝐩 𝐬𝐞̃ 𝐝𝐢𝐞̂̃𝐧 𝐫𝐚 𝐭𝐡𝐞̂́ 𝐧𝐚̀𝐨?

Ko phải ai đang ở mức cao hơn thì sẽ “về đích” sớm hơn, vì sự tiến hóa ý thức là một quá trình phức tạp ko diễn ra theo chiều dọc đi từ đáy lên đỉnh tháp, mà nó diễn ra cùng lúc theo chiều dọc và ngang đan xen, và lặp lại theo hình xoắc ốc.

Lấy ví dụ về một người neo được trạng thái tinh thần phần lớn thời gian ở mức lý trí (400), tức đã bỏ xa mức đau khổ (75) nhưng trong nhiều tình huống họ vẫn sẽ rơi về mức đau khổ, và cường độ đau khổ của một người ở mức 400 sẽ khốc liệt hơn nhiều cường độ mức 200 từng trải qua, bù lại khi đã vượt qua thành công thì sự khai mở về trí tuệ ở mốc 400 cũng cao hơn nhiều.

Nghĩa là, một người dù đang ở thang điểm nào trên hành trình khai sáng cũng sẽ liên tục trải nghiệm sự giằng xé giữa ánh sáng và bóng tối trong mình chứ ko có chuyện chúng ta đã vượt qua rồi thì ko cần gặp lại.

Điểm khác biệt là chúng ta ko lặp lại những trận chiến cũ vô nghĩa, mà mỗi một lần chúng ta tiến về phía ánh sáng thì chúng ta cũng sẽ đối mặt với bóng tối có sức mạnh tương xứng (cũng là tâm ma trong chính mình), và mỗi một lần chuyển hóa thành công thì ánh sáng của chúng ta cũng ko về lại trạng thái như cũ mà mang nhiều sức mạnh hơn trước, chúng ta ngày càng tiến gần hơn đến tình yêu và sự giác ngộ.

Đi hết ánh sáng là bóng tối, và đi hết bóng tối là ánh sáng, đó là sự phát triển tuần hoàn, luân phiên của một đồ thị hình sin lên rồi lại xuống, một chu kì sinh – diệt. Tuy nhiên mỗi khi đồ thị hình sin này hoàn thành chu kì của nó, thì con đường tiến hóa của chúng ta khi bắt đầu chu kỳ mới sẽ đi từ một nấc cao hơn trước chứ ko bắt đầu lại từ số 0. Đó là sự phát triển theo hình xoắn ốc.

Sự phát triển này là sự phát triển của linh hồn, và việc học này đã diễn ra qua hàng ngàn, hàng triệu kiếp sống mà linh hồn đó trải qua. Thế nên việc so sánh khả năng “về đích” giữa 2 linh hồn là vô nghĩa, vì con người ko có đủ trí tuệ để nhìn thấy tất cả các tiền kiếp.

Việc phân ra người này ở cao, người kia ở thấp (hay rơi vào cái bẫy đạo đức như phân biệt người này xấu và người kia tốt) là điều vô nghĩa, bởi vì khi bóng tối càng lớn, khả năng người đó thực hiện được bước nhảy lượng tử mang tính đột phá của mình càng cao. Sau cực ác sẽ là cực thiện và ngược lại.

Chúng ta cũng cần nhận thức rõ ràng việc đưa trạng thái tinh thần đi xuống ko phải là một sự thất bại hay bước lùi, mà là một nỗ lực trải nghiệm bóng tối để học được bài học lớn hơn về ánh sáng, về tình yêu. Một bước lùi cho ba bước tiến. Thực tế đã có rất nhiều linh hồn tự nguyện hạ thấp tần số rung động để tái sinh từ cõi cao về cõi thấp, để học.

-Sưu tầm-

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *