Khoa học và huyền môn

“Sau đêm dài trung cổ và 15 thế kỉ sau Công nguyên, các mầm mống khoa học bị đè bẹp bởi thế lực tôn giáo. Từ thế kỉ 15 bắt đầu thời kì văn hóa Phục Hưng châu Âu, động lực cho các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai. Nhưng hình như khoa học chưa bao giờ tách hoàn toàn ra khỏi những điều thần bí!”

Thiên tài là sự kết hợp linh cảm thần bí và toán học?

Nhà vật lý Francis Bacon đề xướng phục hồi và đề cao quyền lực ngự trị của người trước vũ trụ. “Không có lợi ích nào cao hơn là phát triển những tài năng, tạo ra những tiện nghi để cải thiện đời sống con người”. Ông đề xuất chủ thuyết Duy vật: “Phải bắt đầu tìm hiểu những tinh chất mà có thể đo lường được, rồi cố gắng xác lập mối quan hệ giữa chúng nó”. Nói cách khác: “Phối hợp quan sát, tích trữ dữ liệu, phân tích toán học…”

Đánh giá thành quả lao động của thời kì Phục Hưng ở Châu Âu phải thừa nhận rằng đã có những bước tiến hơn, nhưng chưa có mấy tiến bộ trong ứng dụng khoa học vào đời sống. Có thể nói, khoa học còn nặng về tìm kiếm lý thuyết giải thích hiện tượng tự nhiên thay cho việc tạo ra những lợi ích thiết thực. Đó là sự tò mò có định hướng hơn là sứ mạng có định hướng.

Nhưng quan trọng hơn nữa khi nhà vật lý thiên tài Newton đề xuất thuyết nguyên tử, coi nguyên tử là cấu phần nhỏ nhất của vật chất, là cột mốc bằng vàng trong lịch sử nghiên cứu khoa học tự nhiên.

Thiên tài của Newton thể hiện ở sự kết hợp linh cảm thần bí với linh cảm toán học. Giới khoa học đương thời nhận xét rằng tư duy khoa học của ông mang một ít tính chất ma thuật: các kiến giải đến với ông theo cách linh tính mách bảo, còn hình thức chứng minh logic đến với ông như là hậu quả. Newton đã dùng từ ngữ “ete” do Aristot đề xướng và cho rằng ete là thực thể thâm nhập vào trong toàn bộ vũ trụ làm xuất hiện khả năng có sức hút của quả đất và điện từ tính.

Newton biết nhiều những tiên đoán trong thánh kinh, nghiên cứu cách nào kim tự tháp Ai Cập được xây dựng. Ông không những là nhà vật lý vĩ đại còn là nhà vật lý siêu hình vĩ đại.

Khoa học sánh bước song song cùng tâm linh

Bức tranh của thế giới nguyên vẹn thấm đượm ý thức thống nhất và các nhà khoa học buộc lòng phải đối mặt với vật lý siêu hình.

N.Bhor lưu ý đến các vấn đề sinh vật và tìm con đường ứng dụng các quy luật Cơ học lượng tử để mô tả các hệ thống sống.

Vagner thừa nhận công khai sự cần thiết đưa ý thức vào vật lý lý thuyết.

K.Vaizekker đề xuất giả thuyết cho rằng yếu tố nền móng của vật lý học là thông tin và nghiên cứu các mối liên hệ giữa triết học phương Đông và khoa học phương Tây.

Các nhà khoa học lượng tử đã đi đến vấn đề vai trò của ý thức trong việc xác lập thực tại của vật lý học. Mark Plank đã kết luận: “Các nhà khoa học hiểu rằng điểm xuất phát của các nghiên cứu không những ở sự hiểu biết ý nghĩa và rằng khoa học không thể thiếu một phần không lớn của vật lý siêu hình”.

Sự vận động của khoa học để đạt đỉnh cao của tri thức có thể so sánh với việc leo núi của các vận động viên leo núi. Họ mới chỉ nhìn thấy những sỏi đá trên đường đi, không thấy con đường mà họ đi qua. Chỉ khi nào đã trèo lên cao, bỏ qua những tầng mây, họ mới thấy những đỉnh núi cao phủ tuyết trắng quanh năm nổi bật trên bầu trời xanh và ở bên dưới thì nhìn thấy rõ như trong lòng bàn tay lộ trình mà họ đã vượt qua.

Nhìn lại phía sau, đối với thế giới tâm linh có hai cột mốc vàng son nổi bật lên là Vật lý cơ học lượng tử – sóng và hạt, hay còn gọi là nền vật lý hạ nguyên từ và khoa học cận tâm lý. Trên cơ sở hai nền khoa học ấy, sự hiểu biết và giác ngộ tâm linh đã tiến một bước dài ở đầu thế kỉ 21, thế kỷ được mệnh danh là “Thế kỷ tâm linh”. Ở thế kỷ này, khoa học không còn đối ngẫu với tâm linh mà song song bước tới bên nhau. Đã qua rồi thời kỳ tồn tại một thành ngữ bất hủ: “Huyền môn bắt đầu ở nơi khoa học dừng lại”.

Nguồn:Tạp chí Trí tuệ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *