Khi người thân mất đi..

Trước mắt chúng ta, có một sự thật vô tình luôn hiện hữu, đó là cái chết. Khi người thân, bạn bè, hoặc đồng nghiệp rời bỏ thế gian, thì chúng ta mới thấu hiểu giá trị thực sự của cuộc sống.

Có thể đó là buổi sáng khi chúng ta thư giãn với tách cà phê, có thể là buổi chiều khi chúng ta trở về tổ ấm của mình, và có thể là buổi tối khi chúng ta chuẩn bị bước vào giấc ngủ. Bất ngờ, cuộc sống chúng ta bị chấn động khi một tin nhắn hay cuộc gọi mang theo thông điệp đau lòng về ai đó vừa rời bỏ chúng ta mãi mãi. Hay thậm chí, thông điệp buồn về cái chết xuất hiện liên tục qua sóng truyền hình, báo chí, và radio.

Trong những khoảnh khắc ấy, tâm hồn chúng ta trở nên sống động, và chúng ta bắt đầu suy ngẫm về cách chúng ta đã đối xử với họ khi họ còn sống. Nếu có cơ hội, liệu chúng ta có thay đổi cách ta đã hành xử, không bao giờ làm tổn thương, không bao giờ thờ ơ, không bao giờ ghen tị, và không bao giờ ích kỷ như chúng ta từng làm khi họ còn ở đây?

Chết – điều này thực sự là một cách để Tạo hóa nhắc nhở chúng ta về ý nghĩa nhân văn trong cuộc sống. Nhưng tại sao ta lại thường cảm thấy không thoải mái, nghi ngờ, ghen tị khi họ còn sống bên cạnh chúng ta? Một phần nguyên nhân cơ bản là do ham muốn sở hữu.

Chúng ta muốn sở hữu danh tiếng, sở hữu sự nghiệp, sở hữu vị trí, sở hữu kiến thức, sở hữu sự sáng tạo, và thậm chí là sở hữu những thứ nhỏ như một chiếc xe hay một chiếc bàn ăn trong một nhà hàng. Nhưng thế giới này không chỉ có chúng ta một mình. Và đây là khi tư duy sở hữu tạo ra những mâu thuẫn, những xung đột trong vòng lặp các mối quan hệ. 

Ta thường xuyên đối mặt với những người khác nhau với vô vàn sự hoài nghi rằng họ có thể là mối đe dọa, có thể chiếm đoạt những gì chúng ta muốn, như một loại độc quyền. Khi họ rời đi, chúng ta mới nhận ra giá trị thực sự của họ, và chúng ta cảm thấy nhẹ nhõm khi không còn ai có thể “đe dọa” đến những gì chúng ta muốn.

Những trường hợp như vậy là giống như con gà mái nuôi con, nghĩ rằng con trâu đi qua sẽ ăn thịt đàn con của mình. Nhưng thực tế, con trâu chỉ muốn ăn cỏ và không quan tâm đến việc tấn công con gà. Nhưng con gà không tin điều đó, cũng như chúng ta thường xuyên bị ám ảnh bởi những lo lắng, sự nghi ngờ, ai đó sẽ làm tổn hại đến bản ngã của mình, chà đạp lên niềm tin của mình. 

Cái chắc chắn nhất trong cuộc đời chính là cái chết. Khi một người bạn rời bỏ cõi đời, chúng ta đối mặt những khoảnh khắc thực tế nhất của cuộc sống. Những phẩm chất đẹp đẽ bên trong chúng ta, những phẩm chất ta thường xuyên quên lãng trong cuộc sống hối hả, bỗng trỗi dậy trong ánh sáng của cái chết. Nhưng sau đó, trôi theo vòng xoay của giao đãi, của cuộc sống, chúng ta lại quên đi những điều tuyệt vời đó. Chính vì vậy, chúng ta tiếp tục đối xử với những người xung quanh một cách không đúng đắn và có phần ích kỉ với những lợi ích cá nhân, giống như chúng ta đã làm với những người đã ra đi trước đó.

Cái chết, một phần của quy luật thời gian, là một cách tạo hóa nhắc nhở về việc trân trọng sống từng phút giây, đối đãi tốt với gia đình, anh em bạn bè và cộng đồng.
Vì không ai biết..
Vì không ai biết…

~Mundo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *