Tự do ý chí & kế hoạch tái sinh:
Chúng ta có phải tuân theo toàn bộ kế hoạch tái sinh đã được thiết kế trước hay không ?
Cùng xem ví dụ này nhé:
George có xu hướng cho phép người khác dẫn dắt cuộc đời mình. Anh ấy không tự tin, sống lệ thuộc và bị người khác kiểm soát. Anh ta có 1 niềm tin sai lầm rằng anh ta yếu đuối và không thể tự đứng lên. Kế hoạch định sẵn là anh ta sẽ lấy Sally, 1 cô vợ có xu hướng thống trị, thích ra lệnh và chỉ huy người khác. Mục đích lấy Sally là để cho George nhận ra bài học của mình.
Nhưng lúc 25 tuổi, George nhận 1 công việc mới, người chủ đối xử với anh ta thiếu sự tôn trọng và tử tế. Sau vài tháng làm việc, George vùng lên, yêu cầu người chủ phải đối xử công bằng với anh ta. Giờ đây, George trở nên mạnh mẽ và đứng độc lập 1 mình, anh ta duy trì rung động này.
Thì Sally và George đã không gặp nhau, hoặc nếu có gặp, thì 2 người họ sẽ không có sự thu hút lẫn nhau nữa. Kế hoạch định sẵn là George sẽ lấy Sally nhưng trước đó, George đã nhận ra được bài học của mình, nên kế hoạch này là không còn cần thiết nữa.
Trong cuộc sống của chúng ta, đôi khi xảy ra đổ vỡ mối quan hệ, điều đó có nghĩa là bài học đã xong rồi. Bye bye, đừng có quay đầu lại. Go ! Go ! đi đi, không có gì phải hối tiếc.
Tôi muốn kể cho các bạn nghe 1 câu chuyện vui. Đó là câu chuyện của tôi (thầy Pradeep á)
Tôi sinh ra trong 1 gia đình truyền thống Ấn Độ, việc có bạn gái là 1 việc rất nghiêm trọng. Mọi thứ đều phải do cha mẹ sắp đặt và gia đình đã lên kế hoạch, 26 tuổi thì tôi phải lấy vợ.
Nhưng năm 25 tuổi, thì tôi bắt đầu thiền. 1 năm sau, gia đình đến hỏi tôi muốn lấy người vợ như thế nào ? để đi hỏi cưới cho tôi. Tôi bối rối, bởi vì hiện tại tôi đang có nhiều sự nhẫm lẫn về cuộc sống, nên tôi không muốn lấy vợ, vì sẽ lấy về 1 người cũng bối rối và nhẫm lẫn giống như tôi thì thật là tai hại.
Sau đó, tôi thực hành thiền nghiêm túc, liên tục trong 3 năm. Khi tôi bắt đầu có cái nhìn tường minh, nhận biết chính mình nhiều hơn, thì thầy của tôi nói: nếu tôi lấy vợ, tôi sẽ gặp nhiều thử thách, mà càng có nhiều thử thách, thì tôi càng đi nhanh trên con đường phát triển tâm linh của mình. Điều đó cũng hấp dẫn với tôi, nên tôi nói với gia đình là tôi đồng ý lấy vợ. Lúc đó tôi 29 tuổi.
Và các bạn có biết không, chỉ trong vòng 1 tuần, ba mẹ tôi đã tìm cho tôi 1 cô gái, sắp đặt tất cả mọi thứ, đâu đó, xong xuôi, cho 1 cái lễ cưới. Tôi bay từ Úc về Ấn Độ, lần đầu tiên, tôi gặp và biết mặt cô gái ấy là trong lễ đính hôn. Sau đó, chúng tôi đi đăng ký kết hôn. Trên pháp lý, tôi đã kết hôn và cô ấy chính thức là vợ tôi. Nhưng 1 cái lễ cưới truyền thống thì chưa xảy ra. Để chuẩn bị cho 1 lễ cưới chính thức, nó cần 2 tháng. Vài ngày trước khi hôn lễ diễn ra, thì cô ấy bảo là cô ấy không muốn cưới nữa. Các bạn có hiểu cái cảm giác của tôi lúc đó không ạ ?
Tôi nghĩ chắc là tôi không đẹp trai, nên thái độ của tôi khi cô ấy từ chối kết hôn là tôi nói: “Yes !!!”
Thủ tục nhập cảnh của tôi vào Ấn Độ mất 6 tháng nên sau khi đăng ký kết hôn, tôi phải nhanh chóng quay trở lại Úc. Tôi ký giấy kết hôn với cô gái ấy trong vòng 1 tuần, nhưng muốn li hôn, thì theo pháp luật Ấn Độ 1 năm sau mới được li hôn. Và trong 2.5 năm sau đó, tôi đã bay đi bay lại giữa Úc & Ấn Độ 5 – 6 lần, để dự các phiên tòa giải quyết li hôn.
Lúc chánh án hỏi:
– 2 người sống với nhau ngày nào chưa ? chưa
– 2 người có vấn đề gì với nhau không ? không
– Cô gái nói: “anh ấy chả có vấn đề gì cả, chỉ là tôi không muốn cưới”
Ông chánh án tức giận, 2 người cứ đưa đơn li hôn lại bị từ chối.
Sau câu chuyện đám cưới không thành, tôi thiền nhiều hơn, tôi nhận ra là tất cả nghiệp giữa tôi và cô ấy đã xong rồi. Trong thiền, tôi thấy là lần sống này, tôi sẽ phải lấy cô ấy vài năm, để học bài học của mình. Nhưng trước đó, vì tôi đã thiền 3 năm và đã nhận ra các bài học đó rồi, nên cuộc hôn nhân này là không cần thiết nữa. Cuối cùng, thì thủ tục li hôn của tôi cũng hoàn tất.
Và lời gợi ý của tôi với các bạn là nếu vợ hay chồng của bạn đang làm phiền bạn. Thì bạn cứ để yên đấy, và ngồi xuống thiền đi. Khi thiền, bạn nhận ra bài học của mình, thì hoặc là :
– Vợ hay chồng của bạn sẽ trở nên yêu thương bạn
– Họ sẽ bỏ đi, có nghĩa là xong rồi. Hết duyên hết nợ với nhau rồi.
Đó là sự thật.
Điều này cũng nói lên là, khi bạn càng thiền, thì bạn sẽ càng mất nhiều thứ: mất việc làm, mất mối quan hệ … Việc đáng lẽ phải xảy ra để bạn có trải nghiệm nhưng vì bạn đã nhận ra bài học của mình rồi, thì nó không xảy ra nữa.
Thỏa thuận nghiệp quả khác nợ nghiệp như thế nào ?
Thỏa thuận nghiệp là 2 linh hồn khi xuống trái đất, đã thỏa thuận với nhau, thống nhất 1 kế hoạch sẽ cùng làm 1 việc gì đó hoặc hỗ trợ nhau học 1 bài học nào đó. Mối quan hệ đến 1 lúc nào đó cần chấm dứt thì cũng rất thoải mái, nhẹ nhàng.
Hợp đồng không ràng buộc, và có thể thay đổi bất cứ lúc nào.
Linh hồn quyết định làm việc với người khác trong 1 vài khả năng.
Ví dụ: Chúng ta lên kế hoạch sẽ gặp nhau khi tôi 37 tuổi và bạn 33 tuổi, để hợp tác kinh doanh vì cả 2 cùng quan tâm đến việc bảo vệ môi trường, chúng ta sẽ cùng tạo ra 1 thiết bị tiết kiệm năng lượng để bán cho các công ty.
Nhưng vì nhiều lý do khách quan, việc này không xảy ra, bạn sẵn sàng chia tay trong êm đẹp hoặc giữ tình bạn mà không có cảm xúc dữ dội (nghiệp chướng) về điều đó.
Nợ nghiệp là buột phải trả, vì chúng ta đã làm điều gì đó trong tiền kiếp rồi.
Mối quan hệ dựa trên nền tảng rất sâu đậm, nên nếu như có sự phá vỡ sẽ để lại cảm xúc rất đau đớn. 2 người quay ra chữi vào mặt nhau, sỉ vã, mắng nhiết đủ thứ: a.b.c.x.y.z … *&^$#@!
Khi chúng ta có cái nhìn đúng, chúng ta sẽ hiểu về các sự việc, các mối quan hệ xảy ra với mình, để có thái độ tích cực khi đối diện với các vấn đề đó.
Nghiệp tập thể (cộng nghiệp)
Nghiệp gia đình:
Ví dụ 1:
Trong 1 gia đình có 2 người con: đứa con trai thì cờ bạc rượu chè, đứa con gái thì vất vã làm lụng, kiếm tiền, để đắp vào cho đứa con trai phá gia chi tử, ăn chơi hoang tàn.
Nếu như người con gái ngừng việc chu cấp tiền cho gia đình, thì đứa con trai sẽ lâm vào tình trạng xấu, bị chủ nợ truy đuổi. Vậy cô gái phải làm sao đây ?
Trong hoàn cảnh đó, hãy lắng nghe cảm xúc của mình.
Nếu tôi làm việc này, tôi cảm thấy tốt, cảm thấy yên lòng, thì hãy làm. Nếu cảm thấy sai trái, có gì đó không ổn, thì đừng làm.
Và như vậy, chúng ta có nghiệp riêng của mình, và chúng ta cũng có nghiệp của gia đình. Chúng ta cũng chịu trách nhiệm về nghiệp của gia đình, gọi là cộng nghiệp.
Ở 1 chừng mực nào đó, chúng ta làm sao mà cảm thấy yên ổn thì được, đừng cứ thấy đó là trách nhiệm của mình, rồi cứ ôm hết vào mình, chúng ta sẽ gánh thêm nhiều thứ.
Có nhiều người hỏi: điều đó là trái tim tôi nói hay cái đầu của tôi nói, làm tôi cũng cảm thấy bối rối ?
Các bạn có đôi lúc cảm thấy như vậy không ?
Câu trả lời rất rõ ràng, chỉ thông qua thiền định, bạn làm mọi thứ lắng xuống, trái tim bạn sẽ lên tiếng. Bạn tĩnh lặng để nhận biết cái nào là cái đầu mình nói, cái nào là trái tim mình nói, bạn sẽ có câu trả lời đúng.
Ví dụ 2:
Trong 1 gia đình có 4 người: bố, mẹ và 2 đứa con. Gia đình lâm vào hoàn cảnh khó khăn, nhà hết tiền mua gạo, các đứa con bị đói. Người bố quyết định là đi ăn cướp và bị cảnh sát bắt vào tù. Những người hàng xóm xung quanh về nói với cô vợ là “chồng mày là tên ăn cướp”, và họ ăn hiếp cô vợ. Bọn trẻ đi học thì bị đám bạn trong trường nhạo báng: “đây là con của kẻ cướp”, và đối xử tệ với chúng, 2 đứa con trải qua nhiều khó khăn. Chỉ vì 1 người làm sai, mà cả gia đình phải chịu đựng điều tiếng, sỉ nhục trong 10 năm.
Tại sao người vợ phải chịu đựng, những đứa con phải đau khổ, họ đâu có làm điều gì sai đâu ?
Bởi vì cả 4 người này đã cùng tạo ra 1 nghiệp xấu trong tiền kiếp, và giờ họ phải quay lại, tái sinh trong cùng 1 gia đình để trả cái nghiệp đó.
Đây là 1 tình huống rất là thử thách phải ko ạ ?
Nhưng đó là cơ hội để những đứa trẻ học cách làm thế nào để sống đúng đắn. Chúng được nhắc nhở là nếu chúng làm 1 cái gì đó sai, thì chúng sẽ gây ra đau khổ cho người khác, những người thân trong gia đình ấy, để khi chúng lớn lên, chúng sẽ không làm điều gì sai trái nữa.
Đây được gọi là nghiệp gia đình, và nó rất phổ biến.
Chúng ta sẽ thấy là gia đình nào cũng có những mẫu thuẫn, xung đột, giữa mẹ và con gái, bố và con trai, hoặc giữa 2 vợ chồng.
Kiếp này, có thể đây là vợ của bạn, nhưng kiếp trước là mẹ của bạn, kiếp trước nữa lại là con của bạn hay là ông nội, ông ngoại gì đó của bạn.
Những linh hồn trong 1 cùng gia đình cứ tái sinh lại cùng với nhau (again and again), hoán đổi vai trò, vị trí cho nhau, để học các bài học nghiệp quả.
Khi bạn chưa học xong các bài học của mình, bạn sẽ phải quay trở lại cùng với họ, để trả nợ nghiệp.
Khi bạn sinh ra trong 1 gia đình nào đó, sống trong 1 gia đình nào đó thì mỗi gia đình là 1 môi trường để bạn học.
– Nếu gia đình bạn làm kinh doanh, thì có nghĩa là bạn cần học bài học từ nghiệp kinh doanh.
– Nếu gia đình bạn làm quân đội, công an, thì bạn có những bài học liên quan đến nghiệp làm công an.
– Nếu gia đình bạn làm nông, thì bạn cũng có những bài học liên quan đến làm nông.
Việc của bạn là bạn cần phải chú tâm vào hiện tại, tôi sống trong gia đình nào, thì tôi cần hoàn tất về bài học của gia đình đó.
Khi bạn thực hành thiền, bạn nhận ra bài học nghiệp quả đó, bạn cắt được vòng nghiệp quả đó, thì không những bạn giúp được cho bản thân, bạn còn giúp được cho gia đình cải thiện nghiệp quả.
Nếu bạn muốn giải quyết nghiệp gia đình, thì cách tốt nhất là bạn trở thành nguồn cảm hứng.
Bạn có hiểu cách mà nó hoạt động không ạ ?
Tôi cho bạn 1 ví dụ:
Giả sử, gia đình bạn làm nghề mổ heo, đã nhiều thế hệ làm công việc này: ông bà, cha mẹ, con cái đều làm nghề giết mổ heo.
Bởi vì bạn sử dụng tiền của gia đình, thừa hưởng từ ông bà, cha mẹ, nên bạn đang ở trong cái vòng nghiệp quả đó.
Tại sao bạn được sinh ra trong gia đình đó ?
Bởi vì bạn có cùng nghiệp với gia đình đó.
Những người có cùng nghiệp quả giống nhau, họ thường tái sinh trong cùng 1 gia đình để học bài học.
Vậy bạn phải làm gì trong tình huống này ?
Khi bạn sống trong 1 gia đình có bố mẹ, anh chị em cùng tham gia giết mổ heo, bạn không muốn làm điều sai trái đó. Bạn bắt đầu thiền, và dạy thiền cho gia đình. Đó là 1 cách để bạn cắt nghiệp gia đình.
Bạn cần phải có thời gian để kết thúc vòng nghiệp quả, và học các bài học của mình.
Thì tương tự, các thành viên trong gia đình của bạn cũng cần phải có thời gian riêng để hiểu bài học của họ và kết thúc vòng nghiệp quả.
Bạn không phán xét các thành viên trong gia đình.
Bạn phải đồng cảm và yêu thương họ, giúp đỡ và hỗ trợ họ bằng cách thiền định.
Và Bạn không can thiệp.
Khi bạn thừa hưởng 1 khối tài sản, bạn dùng tiền của gia đình làm việc thiện, điều đó cũng sẽ góp phần phá vỡ vòng nghiệp quả của gia đình, cân bằng nghiệp quả mà trước đây gia đình đã tạo ra.
Bạn có hiểu điều này không ạ ?
– Tiền mà bạn tự kiếm được, bạn dùng nó cho việc tốt, thì việc tốt đó sẽ quay trở lại với bạn.
– Bạn sử dụng tiền của gia đình để làm việc tốt, thì nghiệp tốt đó quay trở lại với gia đình của bạn.
Nghiệp quốc gia:
– Là hậu quả sai lầm của cả 1 tập thể trong quốc gia đó.
– Chẳng hạn như xâm hại đến sự bình yên của những sinh vật khác, ví dụ như giết động vật hàng loạt để làm thức ăn
– Chịu đựng thiên tai, ví dụ: động đất, sóng thần, lũ lụt, hạn hán, nạn đói, cháy rừng, chiến tranh, virus tấn công
Mỗi quốc gia đều có nghiệp tập thể của quốc gia đó.
Việt Nam có nghiệp của Việt Nam, nước Mỹ có nghiệp của nước Mỹ. Trung Quốc có nghiệp của Trung Quốc. Mỗi nước có nghiệp riêng của quốc gia đó.
Vậy chúng ta có thể làm gì ?
Nếu bạn sinh ở Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh. Bạn sẽ phải chịu đựng đau khổ vì chiến tranh xảy ra , đúng không ạ ? Đó có phải là lỗi của bạn không ?
Đâu ? Ai nói đây không phải là lỗi của mình giơ tay lên nào !
Nếu bạn là 1 phần của đất nước này, thì đó là lỗi của bạn.
Nếu đó không phải là lỗi của bạn khi tái sinh ở Việt Nam, vậy tại sao bạn lại chọn rớt vào đất nước này ?
Bạn chọn sinh ra ở Việt Nam, bởi vì đất nước này có điều gì đó có thể dạy cho bạn, để bạn nhận ra bài học của mình. Bạn phải có trách nhiệm với đất nước mình. Bạn có kết nối nghiệp quả với đất nước này.
Ví dụ: nhiều nhiều kiếp trước, bạn đã sinh ra ở đây, và bạn đã giết rất nhiều người ở đây. Hoặc có thể là bạn đã phá rừng, đầu độc nguồn nước, giết hại động vật hàng loạt… Vậy thì bạn đã nợ đất nước này. Bạn phải quay trở lại đây để trả nghiệp cho vùng đất này.
1 lần nữa, tôi muốn nói với bạn, nghiệp quả không phải là sự trừng phạt, mà nó giúp chúng ta có trách nhiệm với những gì mà bạn đã làm ra.
Cách tốt nhất bạn giúp cho đất nước của mình là khiến cho nó trở nên giàu có, hạnh phúc, bình an hơn.
Vậy khi bạn chia sẻ kiến thức về luật nhân quả, ăn chay thuần thực vật, hướng dẫn thiền định, thì có nghĩa là bạn đang giúp cho đất nước của mình.
Tất cả những gì bạn làm, mà nó mang lại lợi ích cho con người, động vật, muông thú, chim trời, cá biển đều góp phần vào nghiệp tốt cho đất nước của bạn.
Bạn có biết 1 vài năm trước đây, có 1 trận động đất xảy ra ở Nepal không ạ ? cả ngàn người bị ảnh hưởng. 1 tuần trước khi động đất xảy ra, thì ở đó, họ đã tổ chức 1 lễ hội truyền thống, và họ đã giết 1.000 con bò ngay trong 1 ngày tại buổi lễ. Đó là nghiệp quốc gia đó ạ.
Giống như tại Afghanistan, họ có tổ chức khủng bố IS đúng không ạ ? tất cả những đứa trẻ sinh ra ở đất nước này, đều phải chịu đựng chiến tranh, khủng bố hoành hành. Đó là nghiệp quốc gia đó ạ.
-Chúng ta có các nghiệp:
Nghiệp cá nhân
Nghiệp gia đình
Nghiệp quốc gia
Nghiệp của hành tinh.
Tôi sinh ra ở Ấn Độ. Vậy tại sao tôi lại đến Việt Nam để dạy thiền ?
Học viên đáp: thầy nợ nghiệp xấu với đất nước Việt Nam trong các lần sống trước ạ !
Pradeep trả lời: tôi đến Việt nam, vì tôi có nghiệp với hành tinh này.
Sứ mệnh của tôi trong lần sống này là đi dạy thiền và chia sẻ ăn thuần thực vật ở khắp mọi nơi trên thế giới.
Tại sao tôi lại làm như thế ? Đó là nghiệp của tôi
Nếu bạn hết nghiệp xấu, trả hết nợ nghiệp rồi, mà bạn vẫn tiếp tục làm nhiều việc tốt, nghiệp tốt thì điều gì sẽ xảy ra ?
Học viên trả lời / thầy Pradeep đáp
– Được khai sáng, thăng lên ạ. No, khai sáng xong rồi.
– Ra khỏi luân hồi, không tái sinh nữa ạ. No, ra luôn rồi
– Tham gia vào công việc của vũ trụ ạ. ok, cho bạn này 1 tràn pháo tay.
Bạn thấy đấy, đây là hành trình không có điểm dừng. Nó cứ tiếp tục, đi mãi, đi mãi như vậy.
Tôi không có nghiệp xấu với đất nước Việt Nam, nhưng tôi vẫn đến đây dạy thiền.
Các bạn biết tôi được cái gì không ạ ? Tôi có được tình bạn (Friendships).
Vậy bạn có thể nhớ điều này, khi bạn càng làm nhiều việc tốt, bạn càng có nhiều tình bạn.
Tôi có cả ngàn người bạn rất tốt ở Việt Nam. Đó là nghiệp mà tôi đã làm.
Tất cả các bạn đều là bạn của tôi.
Làm việc với nghiệp
1 câu nói của người đã khai sáng tên là Richard Bech, đã nói như sau:
“Dấu hiệu của sự vô minh chính là chiều sâu của niềm tin vào sự bất công và bi kịch.
Những gì con kén cho là ngày tận thế, thì các vị thầy lại nhìn thấy có 1 con bướm sẽ bay ra”
Bạn có biết con sâu bướm không ạ ?
Khi con sâu bướm chết đi, chính là lúc có 1 con bướm tuyệt đẹp xuất hiện.
Vì vậy, Bạn nên biết: trên đời này, không có cái gì là bất công và vô lý cả !!!
Khi bạn còn nghĩ mình là nạn nhân, bạn vẫn còn đang ở trong sự vô minh.
Tất cả những gì đã diễn ra trong cuộc đời của bạn, đều là để tốt cho bạn cả.
Có những lúc bạn không hiểu vì sao điều đó lại xảy ra cho bạn. Ok, không sao cả, từ từ rồi hiểu cũng được mà.
Khi bạn đi qua những khó khăn, thử thách đó, có thể là bạn không hiểu lý do vì sao nó xảy ra lại tốt cho bạn, nhưng khi bạn thiền, bạn cố gắng tách mình ra khỏi tâm trí hạn hẹn, và nhìn với tầm nhìn của 1 linh hồn, bạn sẽ thấy được tác động của những khó khăn, thử thách này đối với sự tiến hóa linh hồn của bạn.
Chúng ta đối diện với nghiệp quả như thế nào ?
Chấp nhận những trách nhiệm của mình đối với nghiệp quả đó.
Nếu lúc này bạn đang phải chịu đựng, bạn nên biết là sự đau khổ này, bạn đã tạo ra cho người khác trong quá khứ, tiền kiếp rồi ạ.
Nhưng đừng có cảm thấy tội lỗi, bạn chỉ cần nhận biết bài học của mình ở đây là gì, vậy thôi ?
Tha thứ cho bản thân và tha thứ cho người khác.
Khi bạn tha thứ cho người khác, thì vòng nghiệp quả mới kết thúc.
Ai đó làm tổn thương bạn, bạn có dễ tha thứ cho họ không ?
Đôi khi việc tha thứ cho người khác là rất khó khăn.
Vậy thì tôi phải làm sao ? Học viên đáp: thiền đi ! No
Chúng ta cần phải hiểu những gì mình đã làm tại thời điểm đó, với tâm thức như vậy thì mình đã làm tốt nhất rồi, mình tha thứ cho chính mình về những giới hạn của mình.
Và cũng tương tự như vậy, bạn sẽ nhìn thấy ở người khác, tình trạng của họ với tâm thức như vậy, thì đó là cái tốt nhất mà họ có thể làm được, vậy bạn hãy tha thứ cho sự vô minh của họ.
Nhưng đôi khi sự tổn thương quá sâu sắc, đó là sự tích lũy của nhiều đời, nhiều kiếp dồn lại, bạn không thể nào chấp nhận được nó, không thể nào tha thứ được.
Vậy phải làm sao ? quên nó đi. Forgive and forget
Nếu bạn chưa thể tha thứ được, tạm thời hãy quên nó đi, nó giúp bạn đi tiếp con đường của mình mà không bị tắc nghẽn lại vì sự đau đớn đó.
Ví dụ: ngày hôm qua, cô này làm tổn thương tôi.
Hôm qua đã là ngày hôm qua, hôm nay là 1 ngày mới rồi, tôi quên nó đi.
Nếu tôi cứ nhớ lại việc ngày hôm qua cô này làm tổn thương tôi, vòng nghiệp quả cứ lập đi lập lại, và tôi bị mắc kẹt trong vòng nghiệp đó.
Bạn cần phải tha thứ hoặc quên nó đi để bắt đầu 1 ngày mới.
Chấp nhận mà không phán xét.
Điều đó có nghĩa là gì ?
Bạn không đánh giá điều này là tốt hay là xấu.
Hoặc bạn thấy: Ôi ! điều này là xấu xa, nên tôi ingore luôn, không thèm quan tâm nữa, bỏ nó đi.
Bạn phải vượt qua sự đánh giá đúng sai, bạn cần nâng tầm nhận thức của mình lên. Chấp nhận nó là như vậy, mà không phân biệt coi là nó tốt hay nó xấu.
Bạn không nói:
– Nếu bố tôi thương tôi, thì tôi chấp nhận ông ấy
– Nếu bố tôi không yêu chiều tôi, thì tôi không chấp nhận ông ấy nữa.
Mỗi 1 lần, bạn phán xét ai đó, bạn đang tạo ra 1 nghiệp tiêu cực mới.
Khi bạn bước qua việc không phán xét, bạn cắt bỏ vòng nghiệp quả.
Chứng kiến mọi thứ diễn ra mà không có cảm xúc tiêu cực.
Nếu bạn còn cảm xúc tiêu cực, bạn đang tạo ra nghiệp quả mới
Nếu bạn về nhà, bạn nhìn thấy bố mẹ mình, bạn cảm thấy khó chịu với những gì bố mẹ bạn làm, bạn đang tạo nghiệp tiêu cực với họ, ngày càng nặng hơn.
Vậy làm sao tôi có thể chấp nhận người khác ?
Đôi khi có 1 vài người xấu tính quá đi hoặc đó là kẻ thù của tôi, khi họ xuất hiện tiến lại gần tôi thì tôi đã phản ứng lại rồi. Làm sao tôi có thể chấp nhận họ được ?
Khi bạn khó chịu với ai đó, thường là bạn thấy 1 tính cách nào đó không được đẹp ở họ, đúng không ạ ?
Cho dù người nào đó có xấu tính nhất thế gian này đi chăng nữa, thì ở họ vẫn có 1 điều gì đó tốt đẹp, bạn hãy nhìn vào những phẩm chất tích cực này mà chấp nhận họ, được không ạ ?
Để chúng ta có thể nhìn thấy vẻ đẹp của người khác, chúng ta phải có sự tĩnh lặng tâm trí.
Khi tâm trí càng tĩnh lặng, chúng ta càng có khả năng nhìn thấy vẻ đẹp của người khác, kể cả đó có là kẻ thù của bạn đi chăng nữa.
Bạn có biết người đàn ông trong hình bên dưới này không ạ ?
Mahatma Gandhi đã từng bị đánh đập rất nhiều lần trong đời, nhưng ông từ chối truy tố những kẻ tấn công mình vì ông cho rằng họ đang làm những gì họ cho là đúng.
Nhiều người đã hành hạ, hãm hại ông, nhưng ông không dính mắc vào điều đó, ông đã tha thứ cho họ.
Các bạn có biết chúa Giêsu không ạ ?
Khi người ta đóng đinh tay chân của chúa Giêsu lên cây thánh giá, thì chúa đã nói gì ?
“Lạy cha, xin hãy tha thứ cho những người này, bởi vì họ không biết những gì họ đang làm”
Khoảng khắc khi mà người ta cố gắng muốn giết bạn, bạn vẫn có thể nhìn thấy được sự vô minh của họ, và bạn tha thứ cho họ.
Rõ ràng là bạn phải có 1 tâm trí tĩnh lẵng, bạn mới có thể làm được điều đó, nó có được thông qua sự thiền định.
Thiền giúp đốt cháy nghiệp quả.
Làm thế nào, thiền giúp tiêu trừ nghiệp quả ?
Thiền giúp bạn nhận ra bài học của mình
Thiền giúp cân bằng nghiệp bằng cách gia tăng sự tỉnh thức.
Với nhận thức đó, bạn biết đâu là đúng, đâu là sai.
Khi bạn càng phân biệt được đúng sai, thì bạn càng có khả năng sống với những tiềm năng của linh hồn.
Ví dụ 1:
Trước khi thiền: Jerry cảm thấy uống rược là dấu hiệu chứng tỏ sức mạnh đàn ông và biến nó thành thói quen uống hàng ngày.
Sau khi thiền: Jerry nhận ra rằng uống rượu không phải là dấu hiệu của sức mạnh. Với sự tỉnh thức từ tâm thức cao hơn, anh ấy đã bỏ rượu, bỏ những nghiệp xấu của mình.
Ví dụ 2:
Nếu bạn chưa chuyển sang ăn chay thuần thực vật, bạn vẫn còn đang tắc nghẽn trong vòng nghiệp quả của mình.
Những gì mà bạn cho đi, mang đau khổ đến cho sinh vật khác, chúng sẽ quay trở lại với bạn.
Ăn chay ngăn chúng ta tích lũy thêm nghiệp tiêu cực.
Chúng ta không bao giờ có thể hạnh phúc nếu chúng ta còn gây đau khổ cho sinh vật khác.
Mối liên hệ giữa nghiệp quả với sự khai sáng và thăng lên.
Những người khai sáng, họ đã cân bằng hết nghiệp quả của mình rồi, không còn nợ nghiệp nữa.
Chỉ khi nào bạn có sự hiểu biết sâu sắc về luật nhân quả, vượt ra khỏi vòng lặp nghiệp quả, kết thúc nghiệp tiêu cực của mình, bạn mới khai sáng và thăng lên được.
Sự khai sáng làm cho rung động của bạn tăng lên rất nhiều, thể hiện ra hào quang của bạn.
Khi tâm thức của bạn đã thức tỉnh rồi, thì tâm thức đó kết nối với tâm thức của vũ trụ. Lúc đó, bạn không thể làm điều gì sai trái. Thậm chí, bạn có muốn làm, bạn cũng không thể làm được. Đó là mối liên kết giữa nghiệp quả và sự khai sáng.
Người chia sẻ: Pradeep Vijay
Người ghi chép lại: Dương Thị Quỳnh Châu