Bạn có đang sử dụng tâm linh để trốn tránh ?

Tác giả Aletheia Luna – Dịch bởi Ayako – một số từ ngữ dịch chưa rõ ý, mong các bạn thông cảm.

Điều gì xuất hiện khi bạn nghĩ đến Tinh thần/Tâm linh (Spirituality)?

Bạn có thể hình dung đến những ngôi đền đẹp đẽ, tinh khiết, tượng Phật vàng, vườn hoa và khu rừng thiên đường, khuôn mặt các bậc thầy đã giác ngộ, những thiên thần, những dãy núi, cảnh hoàng hôn hoặc bất kì hình ảnh rực rỡ nào khác.

Chúng ta có khuynh hướng kết hợp tâm linh với các trạng thái siêu việt và liên kết chúng với cảm giác hạnh phúc, niềm vui, sự bình an sâu sắc và sự mãn nguyện.

Mặc dù tất cả điều này thật sự rất tuyệt vời, tuy nhiên, nhiều người trong chúng ta trở nên say sưa, bị phân tâm và bị cám dỗ bởi những hình ảnh linh thiêng hấp dẫn của tâm linh và cố gắng lảng tránh những khía cạnh tối tăm, đau đớn và mệt mỏi hơn trên con đường đó.

Về mặt cốt lõi, “đi tắt tâm linh/spiritual bypassing” cũng giống như bất kỳ hình thức tránh né nào khác, đem lại cho chúng ta cảm giác an toàn và hạnh phúc giả tạo, đồng thời phá hoại con đường phát triển và chuyển đổi một cách sâu rộng trong chúng ta.

Đi tắt tâm linh: Hình thức hấp dẫn của Khuynh hướng thoát ly thực tế (escapism)

Những gì bạn kháng cự, vẫn tồn tại. ~ C. G. Jung
(What you resist, persists. ~ C. G. Jung)

Trong một thời gian dài, tôi đã phải vật lộn với sự hiểu biết rằng “ linh đạo ‘chân chính’ (‘true’ spirituality) trông như thế nào và cảm giác ra sao”. Tôi đã tìm kiếm trong những tờ báo và tìm thấy những mục quảng cáo của “những phụ nữ tâm linh/bà đồng/nhà ngoại cảm (psychic women)”- quảng cáo về dịch vụ của họ, hoặc duyệt tìm trên internet nhằm tìm ra những website quyến rũ dành cho việc “tìm kiếm thiên thần hộ mệnh của bạn”.

Tôi cũng đọc sách về “sự lạc quan”, và những bài viết về việc đúc rút những phép thuật để thu hút tình yêu hay sự thịnh vượng, của cải. Nhưng giữa tất cả những tìm kiếm này, tôi không bao giờ cảm thấy một kết nối với bất kì điều gì trong số chúng. Theo một cách nào đó, những điều này luôn mang đến cảm giác về một sự không chính xác, một điều gì đó không đúng.

Chỉ trong năm vừa rồi tôi mới khám phá ra lý do tại sao tôi lại luôn cảm thấy “điều gì đó không ổn” về những “thực hành tâm linh” nhất định. Câu trả lời mà tôi tìm được đó chính là “nhiều hình thức thực hành núp bóng Tâm linh” thực chất là những hình thái “đi tắt tâm linh/spiritual bypassing”.

Một định nghĩa đơn giản của tôi về “đi tắt tâm linh/spiritual bypassing” đó là:

Để “ đi tắt tâm linh” chính là việc sử dụng tâm linh/tinh thần để tránh né, đàn áp hoặc thoát khỏi những vấn đề khó chịu trong cuộc sống.

Những vấn đề này có thể là sự “mất mát người thân, mối quan hệ tan vỡ, các vấn đề gia đình, quá khứ bị lạm dụng, cô đơn, lòng tự trọng thấp, tự hủy hoại, sợ hãi, những vấn đề sức khỏe tâm thần, tình cảm hoặc bất cứ vấn đề nào khác.

Với nhiều người, tâm linh trở thành một loại “nạng” được sử dụng như một cách để đứng lên trở lại khi đối mặt với sự hỗn loạn của cuộc sống – và đôi khi điều này là cần thiết. Tất cả chúng ta đều cần được hỗ trợ vào một lúc nào đó trong cuộc sống của mình – nhưng vấn đề là “khi nào tâm linh/tinh thần được sử dụng như một loại thuốc (gây nghiện) và chúng ta trở nên phụ thuộc vào nó nhằm vượt qua những khía cạnh tối tăm hơn trong cuộc sống của chúng ta”.

Khi tâm linh được sử dụng như một cơ chế bảo vệ nhằm ngăn chặn những gremlins (sinh vật giả tưởng) và những thứ ma quỷ nhỏ bé trong sự tồn tại của chúng ta – nó sẽ thực sự trở thành một trở ngại lớn, ngăn cản sự phát triển của sự can đảm thực sự, tính xác thực và sự toàn vẹn – là những phẩm chất tinh túy nhất của tâm hồn chúng ta.

Mặc dù việc sử dụng “tâm linh” có thể mang lại cho chúng ta một bức tường vững chắc để ẩn náu phía sau, tuy nhiên khi làm như vậy, nó sẽ bẫy chúng ta trong một lớp vỏ ảo tưởng về hạnh phúc và hoàn hảo (traps us in an all-is-happy-and-perfect jail cell of illusions).

Đi tắt tâm linh

Thứ đem lại ánh sáng đều phải chịu đựng ngọn lửa (bị đốt cháy) – V. Frankl (tìm kiếm ý nghĩa của con người)
[What gives light must endure burning. ~ V. Frankl (Man’s Search For Meaning)]

Thực tế không phải mọi thứ trong cuộc sống như “tình yêu và ánh sáng” cũng đều là khẩu hiệu của nhiều trong số những người tìm kiếm tâm linh (spiritual seekers). Theo đuổi ánh sáng và cuộc sống giác ngộ, nguyên vẹn và kết nối sâu sắc với nội tại cũng đồng nghĩa với việc bạn đang đặt mọi thứ trên lửa. Nó liên quan đến việc tạo ra một địa ngục cho những niềm tin sai lầm của bạn, những ảo tưởng, chia cắt những ham muốn, lý tưởng và thành kiến. Đó là về việc “đầu hàng” đối với sự phá hủy mọi điều hạn chế bạn từng nghĩ và cảm nhận về bản thân, người khác và thế giới.

Tâm linh/tinh thần không phải lúc nào cũng đẹp. Trên thực tế, chúng thường là những trải nghiệm gây choáng, hỗn độn, dữ dội nhất mà chúng ta trải qua trong cuộc sống. Tuy nhiên, chỉ khi nào chúng nổi lên được từ đám tro tàn của sự phá hủy của chính mình thì chúng ta mới có thể được tái sinh – như một linh thể phượng hoàng – được sống và hòa mình trong một cuộc sống mới rõ ràng và trong sạch hơn.

Sự thật là có nhiều loại “đi tắt tâm linh” mà đôi khi chúng ta không nhận ra (hoặc từ chối nhận ra) trong cuộc sống.

Tôi đã liệt kê một vài ví dụ dưới đây mà bạn có thể dùng để tham khảo:

1 – Đi tắt sử dụng lạc quan (The optimistic bypass)

Tất cả chúng ta đều biết nhiều người trong cuộc sống thích cười nói vui vẻ và họ dường như là những người lạc quan mạnh mẽ. “Tập trung vào sự lạc quan (tích cực)!”, “See the glass as half-full (Khi bạn nhìn nhận rằng chiếc cốc trên có nước để uống nghĩa là bạn thấy được mặt tốt đầy lạc quan và hi vọng của cuộc sống.)!”, “Đừng để một sự khắc nghiệt làm bạn thất vọng!” – đây là một vài trong số những phản ứng của kiểu người có khuynh hướng sử dụng sự lạc quan như một cách để tránh đi những mặt u ám hay những thực tế phiền hà trong cuộc sống. Xu hướng Đi tắt tâm linh sử dụng sự lạc quan thường là một sản phẩm phụ sinh ra từ nỗi ám ảnh giận dữ, hoặc không có khả năng ứng phó với những cảm xúc tiêu cực.

2 – Đi tắt bằng sự Phóng đại (The aggrandizement bypass)

Đây là một loại ảo tưởng mà một số người tìm kiếm tâm linh (spiritual seekers) sử dụng như một cách để che dấu sự thiếu sót và thiếu tự tin của họ. Đi tắt bằng sự phóng đại (bản thân) được chấp nhận bởi những người đang tìm kiếm sự giác ngộ, sự vượt trội hoặc những dạng thức cao hơn của sự tồn tại. Nó đôi khi được sử dụng bởi những “bậc thầy tự phong” (self-proclaimed masters), những người lãnh đạo, những linh hồn đã thức tỉnh hay những bậc thầy kinh nghiệm.

3 – Đi tắt bằng việc trở thành nạn nhân (The victim bypass)

Khi người ta trở thành nạn nhân của những món quà tặng hoặc của người khác, điều này sẽ lấy đi áp lực về việc chịu trách nhiệm nhằm tạo ra một cuộc sống thỏa mãn, có trách nhiệm đối với bản thân một người – đó là trường hợp của những người chấp nhận con đường tắt nạn nhân. Loại đi tắt tâm linh này thường được sử dụng bởi những người tìm kiếm tâm linh – những người tin rằng họ được ban phát cho một số năng lực đặc biệt, tuy nhiên bởi món quà họ nhận được nên họ không cảm thấy khỏe mạnh hay hạnh phúc. Việc “xác định bản thân” là một người “Thấu cảm/Empath” đôi khi là một ví dụ điển hình của dạng thức Đi tắt tâm linh tự biến mình thành nạn nhân này, bởi nó có thể được giải thích như là lỗi của người khác và cảm xúc của họ khi cư xử theo cách tự hủy hoại hay thiếu kiên định, hay thay đổi.

4 – Đi tắt qua những loại thuốc gây ảo giác (The psychonaut bypass)

Nhiều người tìm kiếm tâm linh (spiritual seekers) muốn khám phá các biên giới của tâm trí, tâm hồn và thực tế thông qua việc sử dụng các loại thuốc ảo giác như LSD, DMT, nấm Psilocybin, mescaline và nhiều chất kích thích tinh thần khác (entheogens) – thứ giúp mở rộng tâm trí và nhận thức về sự tồn tại. Mặc dù đây là cách thú vị để khám phá thực tế, entheogens (chất kích thích tinh thần) cũng giống như bất kỳ loại thuốc nào khác, đôi khi có thể được sử dụng như là một cách để chạy trốn khỏi thực tế và né tránh việc phải cam kết hướng tới sự phát triển cá nhân và tinh lọc tinh thần.

5 – Đi tắt bằng những lá số tử vi (The horoscope bypass)

Khi chúng ta nhìn ra phía ngoài bản thân mình nhằm tìm kiếm sự giúp đỡ và hướng dẫn, cũng giống như trường hợp của Tử vi hay những ông đồng, bà đồng – chúng ta không cố gắng tận dụng những nguồn lực bên trong của chúng ta về trí tuệ và sức mạnh và cho phép những dự đoán bên ngoài kiểm soát kết quả cuộc sống của chúng ta. Đi tắt tâm linh thông qua Tử vi có nguồn gốc từ sự sợ hãi và thiếu tin tưởng của chính chúng ta, không có khả năng đưa ra quyết định cũng như đối phó với những điều khó khăn xảy đến theo cách của riêng mình.

6 – Đi tắt theo cách của một vị Thánh (The saint bypass)

Khi còn nhỏ, chúng ta được dạy rặng “những người tin tưởng vào tâm linh thì phải nhân ái, từ bi và thánh thiện. Chúng ta lại tiếp tục lặp lại câu chuyện này với chính mình khi chúng ta trưởng thành và với một số người, điều này trở thành một cơn ác mộng lớn nhất. Đi tắt Tâm linh bằng việc hành xử như một vị Thánh là một sản phẩm phản ánh rõ rệt của tư duy “trắng/đen”, thúc đẩy niềm tin rằng “những người tin vào tâm linh, tinh thần” không thể có mặt tối với điều đó sẽ khiến họ trở nên “thiếu thiêng liêng/thần thánh”. Loại đi tắt tâm linh này phát sinh nhằm cố gắng tránh né Phần tối của bản thân bằng cách phân bổ một cách thái quá bằng một cách cư xử bề ngoài ngọt ngào và thánh thiện, thoát tục (heavenly). Tự hi sinh là Triệu chứng chính của loại đi tắt tâm linh này.

7 – Đi tắt thông qua những Đấng hướng dẫn tinh thần (The spirit guide bypass)

“Tôi có một thiên thần có tên là Raphael – là Thiên thần hộ mệnh của tôi”. Trong một số truyền thống về tinh thần, Thiên Chúa là người bảo vệ của con người, trong một số khác thì Thần bảo hộ có thể là Thiên thần, thú vật hoặc một đấng tối cao nào đó. Bất kể đấng Hướng dẫn Tinh thần là ai, thì niềm tin rằng họ đang ở đó để “bảo vệ chúng ta” khiến cho tâm trí của chúng ta cảm thấy an ổn, nhưng nó lại rất có hại cho tâm hồn. Khi chúng ta đặt niềm tin vào sực mạnh của một người khác để ngăn chặn nguy hiểm và giữ cho chúng ta an toàn, chính ta đang thực hiện một cách Đi tắt tâm linh cổ điển: tránh chịu trách nhiệm về bản thân cũng như cuộc sống của chính mình, và đồng thời hạn chế sự phát triển của sự can đảm và kiên cường – thứ phát sinh trong những khó khăn. Chúng ta không phải những đứa trẻ, nhưng khi chúng ta nghĩ về bản thân mình theo cách đó, chúng ta sống cuộc sống của mình theo cách mà chính ta không phát triển được sức mạnh của tính cách tâm linh. Các đấng hướng dẫn tinh thần giảng dạy cho chúng ta chứ không ở đó làm nhiệm vụ trông trẻ.

8 – Đi tắt thông qua những lời Cầu nguyện (The praying bypass)

Tương tự như những Đấng hướng dẫn tinh thần, đường tắt thông qua Cầu nguyện khiến phá vỡ trách nhiệm cá nhân bằng cách đặt niềm tin vào một hiện thể cao hơn để giải quyết tất cả các vấn đề của chúng ta. Trong khi cầu nguyện có thể là một thực hành lành mạnh, nó cũng có thể dễ dàng trở thành một hạn chế và phá hoại.

9 – Đi tắt thông qua những Bậc thầy thông thái (The Guru bypass)

Thường thì rất có lợi khi có thể đi theo một Bậc thầy thông thái (Guru), Pháp sư (Shaman) hay những giáo viên tinh thần đặc biệt (Spiritual Teachers) để có thể học hỏi và phát triển, tuy nhiên sự ràng buộc, phụ thuộc quá nhiều cũng có thể trở thành một dạng thức đi tắt trong tâm linh. Mặc dù không phải ai cũng có khả năng đi theo con đường tinh thần một cách độc lập, khi chúng ta bắt đầu thờ phụng một sinh vật khác, chúng ta sẽ yêu những hình ảnh huyền ảo màu hồng của họ chứ không phải bản chất giáo lý của họ. Không suy nghĩ hoặc khám phá ra sự thật cho bản thân chúng ta mà dùng những lời nói của những Bậc thầy, người hướng dẫn như một dạng thành thư sẽ khiến sự tăng trưởng và khả năng làm chủ của chúng ta trên con đường tâm linh của mình bị thụt lùi.

10 – Đi tắt thông qua việc đổ lỗi (chỉ tay tới người khác) / The finger-pointing bypass

Trên con đường kiếm tìm tâm linh của mình, chúng ta bắt đầu thấy được những điều dối trá, những ảo tưởng và những hành vi điên cuồng của những người đồng loại, và những điều này có thể làm cho chúng ta tức giận, chán nản, thất vọng và nản lòng. Tuy nhiên, khi chúng ta bị cuốn vào “mọi thứ đều đang sai/everything is wrong” với thế giới bên ngoài và người khác, cống hiến cuộc sống của mình cho việc tìm kiếm “ngón tay chính trực/ self-righteous quest of finger-pointing” thì đây có thể sẽ trở thành một sự đi tắt tâm linh.

Chỉ tay/đổ lỗi truyền dẫn đến ta một cảm giác sai lầm về sự công bình, lấy đi trách nhiệm nhìn vào bên trong và làm việc với chính mình. Ở gốc rễ vấn đề, đi tắt thông qua việc trỏ tay vào người khác có nguồn gốc từ sự sợ hãi, trốn tránh, một hình thức mạnh mẽ của sự trì hoãn.

Chắc chắn sẽ còn nhiều hình thức đi tắt tâm linh khác, nhưng ở đây tôi chỉ trình bày những điểm phổ biến dễ nhận thấy nhất trong cuộc sống hàng ngày.

Từ những gì tôi học được, thật sự đáng sợ nếu bạn tự phơi mình và những phần sâu thẳm nhất của mình vào quá trình thanh luyện (purification). Nhưng từ từ khi bạn đặt ra ngoài tất cả những ảo tưởng và sai lầm, bạn sẽ thấy cuộc sống rõ ràng, kết nối, thỏa mãn sâu sắc và vui vẻ một cách kì diệu.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *