Bản ngã/Cái tôi tâm linh (Spiritual Ego) là loại bản ngã nguy hiểm nhất trong tất cả.
Nếu bạn không có chánh niệm, nó có thể phá hủy toàn bộ cuộc sống của bạn – nhưng không theo một cách bạo ngược hay hung hãn. Thay vào đó, cái tôi tâm linh được ngụy trang dưới lớp mặt nạ của “những ý định tốt lành/“good intentions”, “rung cảm cao hơn/higher vibration”, “viễn cảnh giác ngộ/awakened perspective” và “sự khiêm nhường đầy hoa trương/humble pomposity”.
Hãy cảnh giác với Cái tôi tâm linh.
Đó là một cái bẫy mà nhiều những người tìm kiếm tâm linh như chúng ta có thể – và sẽ – một lúc nào đó – rơi vào. Và chúng ta càng ở trong cái rãnh tù tâm linh đó, trong sự bế tắc trì trệ đó, chúng ta càng có nhiều khả năng phát triển thành một kẻ Ái kỷ tâm linh (Spiritual Narcissist).
Thật vậy, chủ nghĩa Ái kỉ trong tâm linh (spiritual narcissism ) có lẽ là thứ tệ nạn bi thảm nhất có thể xảy ra với nhân loại. Chúng ta sẽ khám phá lý do tại sao sau đó, trước tiên, chúng ta cần biết:
Bản ngã/Cái tôi tinh thần/tâm linh (Spiritual Ego) là gì?
Đầu tiên, hãy liên đới tới những điều cơ bản. Bản ngã/Cái tôi là ý thức về bản thân của chúng ta; đó là câu chuyện hão huyền về “Tôi/I”mà chúng ta mang theo bên mình trong thế giới như một cơ chế sinh tồn tiến hóa. Tuy nhiên, bản ngã/Cái tôi là nguồn gốc của tất cả những đau khổ và cảm giác bị tách rời khỏi cái mà chúng ta “thực sự là” – thứ vô biên (boundless), tòn vẹn (whole) và vô tận (infinite). Chúng ta có thể gọi bản chất thực của mình là Thần thức (Spirit), Chúa (God), Sự sống (Life), Nhất thể (Oneness), Ý thức (Consciousness)…
Vậy bản ngã/cái tôi tinh thần là gì?
Cái tôi tâm linh/Bản ngã tinh thần được xây dựng trên đỉnh của bản ngã cơ bản mà chúng ta mang theo. Đó là cái tôi gây nghiện (Ego on crack), cái tôi giúp giảm đau (the ego on steroids), một cái tôi bị thổi phồng vượt quá kích thước thông thường của nó (garden-variety size). Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ “chúng ta không thể nhận ra rằng mình đã đang phát triển một cái tôi tinh thần” cho đến khi cuộc sống tươi đẹp bắt đầu trở nên lộn xộn.
Cái tôi tâm linh phát triển như thế nào?
Cái tôi tâm linh là một sản phẩm của Chủ nghĩa duy vật tâm linh (spiritual materialism) – nghĩa là sử dụng tâm linh để phục vụ bản ngã, thay vì tiếp cận con đường tâm linh với mục đích cố gắng vượt ra khỏi bản ngã.
Khi mà Con đường tâm linh (Spiritual Path), Thực hành và Khái niệm trở thành nô lệ của bản ngã, đây là sự ra đời của Cái tôi tinh thần/Bản ngã tâm linh (Spiritual Ego). Nói cách khác, khi mà ý tưởng trung tâm về bản thân của một người bị cai trị bởi niềm tin rằng “họ là một người tâm linh” thì đây chính là Bản ngã tâm linh.
Khi việc “là một người tâm linh” át đi toàn bộ những khía cạnh khác, đây là lúc “bản ngã tâm linh” hành động. Tất nhiên, có những lợi ích tích cực để xây dựng bản sắc nhận diện của bạn xung quanh tâm linh, tuy nhiên cũng có một số hậu quả khá đáng sợ mà chúng ta không nên bỏ qua.
Sự phát triển của chủ nghĩa Ái kỉ trong tâm linh (spiritual narcissism)
Đi trên con đường tâm linh đúng cách là một quá trình hết sức tinh tế; nó không phải là một cái gì đó để có thể hồn nhiên nhảy vào. Có rất nhiều con đường đi sai dẫn đến một phiên bản tâm linh bị bóp méo, tập trung vào bản ngã (ego-centered version of spirituality); chúng ta có thể tự lừa dối mình khi chúng ta đang phát triển tâm linh, trong khi đó chúng ta thực tế chỉ đang củng cố Tính vị kỷ (egocentricity) của mình thông qua các kỹ thuật tâm linh (spiritual techniques). Sự biến dạng cơ bản này có thể được gọi là Chủ nghĩa duy vật tâm linh (spiritual materialism).
– Chogyam Trungpa Rinpoche
Chủ nghĩa Ái kỉ trong tâm linh (spiritual narcissism) là đỉnh cao nhất của Thuyết duy ngã độc tôn tâm linh (Spiritual egotism : Tức coi bản thân là trên hết trong địa hạt tâm linh): Đó là khi bản ngã đã trở nên quá vững chắc, quá cố định, không thể thay đổi trong ý tưởng về sự vĩ đại tinh thần của chính nó đến mức bệnh hoạn (pathological). Đó chính là Sự ái kỷ (narcissistic).
Như chúng ta đã biết, Ái kỷ (narcissism) là một chứng rối loạn tâm thần (Mental Disorder) – nơi một người có ý thức thổi phồng tầm quan trọng của chính họ (trong một số vấn đề đặc biệt khác). Vấn đề tương tự được áp dụng đối với nhóm Ái kỷ tâm linh: Họ có niềm tin không lay chuyển vào quan điểm thức tỉnh của chính họ, những thành tựu và kiến thức tâm linh đặc biệt của riêng họ mà khiến họ không thể kết nối với (hoặc khoan dung) cho Nhân tính nơi chính mình. Những người Ái kỷ tâm linh cũng khó khăn trong việc tha thứ cho người khác – mặc dù họ có thể tinh chỉnh hình ảnh bên ngoài là từ bi hoặc khôn ngoan – những người khác cuối cùng cũng đứng ở tư thế tạo ra mối đe dọa cho sự Hoang tưởng khuếch đại của họ.
Ái kỷ tâm linh bắt đầu với Chủ nghĩa duy vật tinh thần. Trong chủ nghĩa duy vật tinh thần (cái bẫy của việc sử dụng tâm linh để phục vụ cho bản ngã) luôn có một hạt giống của chủ nghĩa ái kỷ tâm linh. Và nếu hạt giống đó tiếp tục được cho ăn mà không bị kiểm soát, không bị nhổ lên hoặc thách thức – nó sẽ tiếp tục lớn lên và phát triển.
Cuối cùng, chúng ta có thể bị lạc đường, bị lừa dối bởi Cái tôi đã sử dụng tâm linh để bản thân nó không thể bị phá hủy, đến nỗi chúng ta cảm thấy tồi tệ hơn trên con đường tâm linh so với khi chúng ta mới bắt đầu.
Ví dụ về Cái tôi tâm linh
Một trong số những ví dụ này cũng gần giống như chủ nghĩa ái kỷ tâm linh (hoặc những người Ái kỷ cực đại), những ví dụ khác điển hình hơn có thể được nhìn thấy trong cộng đồng tâm linh. Hãy cùng xem một số ví dụ về Cái tôi tâm linh dưới đây:
Tự cho rằng mình có “quyền truy cập đặc biệt” vào một Hướng dẫn tinh thần/ Thiên thần/Tâm linh/Bậc thầy thăng thiên với mục đích tự thêu dệt/phóng đại/tô vẽ thêm về bản thân (purposes of self-aggrandizement)
Tin tưởng bản thân là tái sinh của một sinh vật siêu đẳng, nhân vật lịch sử tâm linh nổi tiếng..etc (Điều gì thực sự quan trọng nếu một người thực sự là thế?)
Chụp ảnh thường xuyên về một thực hành tâm linh và đăng chúng lên mạng để tăng nhận thức về hình ảnh bản thân, trạng thái và thu hút sự chú ý/xác nhận của người khác.
Tuyên bố rằng những người khác không thể hiểu được bạn vì bạn đã đạt được một trạng thái nhất định về “nhận thức ở tần số rung động cao”; “thức tỉnh”; “giải thoát” và thể hiện sự khinh miệt đối với những người không ở cùng một mức độ với mình (thay vì từ bi).
Sử dụng Pháp thoại (Dharma-talk) để tránh bị tổn thương về mặt tâm lý; thể hiện sự đồng cảm và để đối mặt với cảm xúc của con người (Ví dụ: Chỉ cần buông bỏ và để mọi thứ như vậy thôi”; “Bạn đã thu hút trải nghiệm đó”).
Coi thường những rung động thấp/low vibe; những người không tiến hóa/unevolved; không thức tỉnh/unawakened; những người đang ngủ quên, chưa thức dậy (asleep people).
Khoe khoang và phô trương thành tích tâm linh hoặc quà tặng
Bắt chước (về mặt hình ảnh & điệu bộ) của một người tâm linh
Tôi đoán bạn đã có cho mình một hình ảnh trong đầu về mẫu người mà tôi đang nói đến. Tôi chắc chắn rằng bạn có thể nghĩ ra một vài ví dụ khác nữa, và rất hoan nghênh nếu bạn có thể chia sẻ với chúng tôi trong các bình luận bên dưới.
15 dấu hiệu của bản ngã tâm linh
Cái tôi tinh thần rất nguy hiểm vì nó gần như không thể xuyên thủng.
Mọi người có thể dành cả cuộc đời (hoặc cả đời) bị mắc kẹt trong cái bẫy vô thức của việc lạm dụng những từ ngữ, ý tưởng, những thực hành và con đường tâm linh để thổi phồng bản ngã của họ.
Đáng buồn thay, cái tôi tinh thần có thể dẫn đến các trường hợp lạm dụng, thậm chí giết người như Jonestown; sự lạm dụng của Bikram Choudhury (người sáng lập Bikram yoga), Swami Rama (hành giả Ấn Độ), Bhagwan Shree Rajneesh (giáo viên tâm linh), Sogyal Rinpoche, Andrew Cohen, và thậm chí Chogyam Trungpa (người tạo ra chủ nghĩa duy vật tâm linh), v.v. Các trường hợp của Bản ngã tâm linh rất rộng và đa dạng đến nỗi không thể liệt kê hết tại đây.
Thực tế là “chúng ta đều là những sinh linh tinh thần (spiritual beings) với những trải nghiệm làm người – và chúng ta đều không hoàn hảo”. Chúng ta rơi vào “cái tôi tinh thần” rất nhiều lần và nó chẳng tốt đẹp gì cả. Nhưng điều cốt lõi là rèn luyện sự khiêm nhường, cởi mở và sẵn sàng trung thực với chính mình – chỉ những phẩm chất này mới là sự bảo vệ tốt nhất giúp ta chống lại Chủ nghĩa duy ngã độc tôn tâm linh và Ái kỷ tâm linh (spiritual egotism and narcissism).
Bởi vậy, đừng cảm thấy khó chịu khi đọc về những dấu hiệu của cái tôi tinh thần và ái kỷ tâm linh dưới đây (những điều bạn cần để ý – cả trong chính bạn và những người khác).
Quảng bá, công khai quá mức những thành tựu tâm linh đặc biệt của bạn.
Tự cho rằng mình có một quan điểm ưu việt (trực tiếp hoặc gián tiếp) do một khả năng/tài năng tâm linh đặc biệt
Cố gắng vượt qua những khả năng về thể chất/trần thế và gánh vác những sứ mệnh như Chúa trời (Thần, Phật)
Tin rằng kết nối của bạn với Thần/Thánh/Chúa trời theo một cách nào đó sâu sắc và đặc biệt hơn so với những kết nối của người khác.
Tập trung vào việc “làm thế nào để bản thân mình – tiến hóa tâm linh- hơn so với những người khác…”
Phán xét người khác vì sự “thiếu tỉnh thức”; “thiếu tiến hóa”; “say ngủ”; “vô thức”…
Cố gắng để “trông giống như”; “ăn mặc như”, “nói chuyện như” – một người tâm linh.
Sử dụng những từ ngữ và khái niệm tâm linh để tránh việc vị sai, nhầm lẫn hoặc đối mặt với những cảm xúc dễ bị tổn thương.
Phô trương về việc “bạn tâm linh ra sao” trên các phương tiện truyền thông xã hội (thông qua những bức ảnh thể hiện các tư thế tâm linh, những sự xắp đặt, những địa điểm tâm linh hay công cụ tâm linh…etc).
Trở nên đồng nhất thái quá với các kiến thức tâm linh (và việc bạn biết bao nhiêu).
Cố gắng chuyển đổi mọi người theo nhận thức của bạn (thuyết giảng cho họ hoặc tranh luận)
Chống đối khỏi việc bị ra lệnh và phẫn nộ đối với những người cố gắng làm điều này.
Tuyên bố cho rằng bản thân có quyền truy cập vào những kiến thức tâm linh đặc biệt và độc quyền mà người khác không thể truy cập.
Thiếu sự tò mò và sự tiếp thu trong cuộc sống
Đeo mặt nạ của sự tử tế, tích cực hoặc khôn ngoan
Về cơ bản, bản ngã tinh thần giống như một con quỷ nhỏ trơn tuột (slippery little devil), khó có thể gọi tên hay định nghĩa rõ ràng – bởi, chúng ta rất gần với nó và sẽ luôn tìm cách biện minh cho nó.
Tại sao Bản ngã tâm linh lại nguy hiểm?
Nói một cách đơn giản, “Cái tôi tinh thần” rất nguy hiểm vì nó được mặc áo choàng ánh sáng. Nó xuất hiện như đã được đánh thức, được chiếu sáng với sự khôn ngoan và yêu thương mọi người – và đó là điều khiến nó trở nên khó nắm bắt.
Hơn thế nữa, Bản ngã tâm linh khiến cho chúng ta cảm thấy mạnh mẽ, thậm chí không thể chạm tới, đó chính xác là những gì Cái tôi/Ego tìm kiếm để đạt được. Để thách thức nó chính là thách thức những nền tảng cơ bản của giá trị bản thân và hình ảnh bản thân của ta – và điều đó có thể “tích cực một cách đáng sợ”. Trên thực tế, chúng ta thậm chí có thể đang thực hiện những hành vi phỉ báng và xâm phạm tới “cái tôi tâm linh” bởi nó được khoa trương lên với một ý tưởng tốt về chính nó (một ảo tưởng mà chính chúng ta đã mang vào).
Không chỉ vật, Cái tôi tinh thần cũng nguy hiểm bởi vì nó hạn chế mọi sự tăng trưởng: đó là cái chết của bất kỳ sự biến đổi nào vì tiến hóa nghĩa là phải trải qua các chu kỳ của cái chết và tái sinh. Và nếu “cái tôi tinh thần” đã thật sự cập bến thì đồng nghĩa với việc nơi đó mang theo đầy sự ứ đọng; đơn giản là không thể có thêm bất cứ sự phát triển nào.
Trên thực tế, loại virus nguy hiểm nhất trên con đường của chúng ta đó chính là việc tin rằng “ta đã đến”; “ta đã trở thành đấng giác ngộ” hoặc “bằng cách nào đó vượt trội hơn về mặt tinh thần so với những người khác”. Bản ngã không chỉ trở nên “duy ngã độc tôn” mà nó còn phát triển một Tổ hợp Chúa trời toàn diện/full-blown God Complex – tình trạng tin rằng bản thân chính là Chúa trời. Nhưng đây không phải là Vô ngã/egoless; không phải là Vô nhị nguyên (non-dual way) mà nó chính là “Chủ nghĩa lấy Tôi làm trung tâm thuần túy nhất/pure ego-centrism” – chính xác là định nghĩa về Bóng tối (hoặc Không có ánh sáng).
Chúng ta càng dựa trên bản ngã (ego-based), chúng ta càng đi xa khỏi Ánh sáng của Ý thức ( Light of Consciousness) – thứ vượt ra ngoài cái Tôi. Và nếu sự cư trú trong bản ngã tương đương với sự mất kết nối với Thần thức/Divine – thì sống ở địa hạt nơi Cái ngã là trung tâm, là thiên Chúa – thậm chí còn là một không gian xa hơn – nó giống như việc ta sống trong bóng tối hoàn toàn – một định nghĩa chính xác hơn về địa ngục.
Khi một người sống trong địa ngục, họ sẽ làm hại người khác. Đây là một kiến thức cơ bản mà ngay cả một đứa trẻ con cũng có thể hiểu. Khi hoàn toàn thiếu đi ánh sáng, chỉ có bóng tối – thì một con người làm sao có thể nhìn rõ, cảm nhận rõ ràng, suy nghĩ rõ ràng hay cư xử rõ ràng trong trạng thái như vậy? Kết quả là đau khổ cho những người đang trải nghiệm Phức hợp Chúa trời/ God Complex và cả những linh hồn bất hạnh xung quanh anh ta/cô ta.
Làm thế nào để ngăn chặn bản ngã tâm linh
Như tôi đã đề cập trước đây, chúng ta cần tiếp cận con đường tâm linh với sự khiêm nhường, cởi mở và luôn sẵn sàng để trung thực với chính mình.
Một nơi quan trọng để bắt đầu là thông qua thực hành kết hợp giữa Yêu thương bản thân/Self-love và Thực hành với bóng tối/Shadow work – hai thực hành nội tại.
Tất cả chúng ta đều có một mặt tối (nghĩa là: Khuôn mặt của bản ngã – thứ không được phơi bầy ra trước công chúng), và chúng ta cần phải nhận thức được điều này để ngăn chặn sự tự cao tự đại, chủ nghĩa duy ngã độc tôn trong tâm linh hay chủ nghĩa Ái kỷ tâm linh.
Bạn có thể bắt đầu bằng cách tự hỏi mình những câu hỏi như:
Nếu tôi thấy người khác cư xử theo cách của tôi, tôi sẽ nghĩ gì về họ?
Tôi có sẵn sàng đối mặt với những mâu thuẫn bên trong của mình – và nếu có sự phản kháng, điều gì là điều mà Cái tôi tinh thần không muốn tôi nhìn thấy?
Ở phạm vi nào cho tôi cảm giác về sự vượt trội về mặt tinh thần so với những người khác?
Tôi có nhất quán trong những gì tôi Cảm nhận – Suy nghĩ và Làm không?
Bạn cũng có thể nhờ cậy những người bạn bè đáng tin cậy, những người thân hoặc cố vấn tâm linh giúp chỉ ra những địa hạt mà bạn có thể rơi vào ảo tưởng tâm linh/spiritual delusion. Hãy thử Nhật ký nội quan (Introspective journaling) cũng là một cách để gọi ra Bản ngã tâm linh.
Suy nghĩ của bạn về Ái kỷ tâm linh và Bản ngã tinh thần là gì?
Tôi thật sự rất muốn nghe những trải nghiệm của bạn trong phần bình luận. Ngoài ra, hãy thoải mái đưa ra những phương pháp nhằm giúp đỡ mọi người trong việc bảo vệ hay chống lại cái bẫy tinh thần này.
Tác giả Mateo Sol. Chuyển dịch Ayako.
Khoa học tâm linh