Kĩ thuật định tâm:

Tưởng tượng những vòng tròn năm mầu của đuôi công là năm giác quan của ông trong không gian không thể giới hạn được.
Bây giờ để cái đẹp của chúng tan chảy bên trong. Tương tự, tại bất kì điểm nào trong không gian hay trên tường – cho tới khi điểm này tan biến. Thế rồi điều ước của ông cho người khác đi tới thành thật.

Mọi lời kinh này đều liên quan tới cách đạt tới trung tâm bên trong. Cơ chế cơ bản được dùng, kĩ thuật cơ bản được dùng là: nếu bạn có thể tạo ra một trung tâm bên ngoài – bất kì chỗ nào: trong tâm trí, trong tâm, hay thậm chí bên ngoài trên tường – và nếu bạn tập trung toàn bộ vào nó và bạn loại cả thế giới ra ngoài, bạn quên toàn thể thế giới và chỉ một điểm còn lại trong tâm thức của bạn, đột nhiên bạn sẽ bị ném về trung tâm bên trong của bạn.

Nó làm việc như thế nào? Trước hết hiểu điều này… Tâm trí bạn chỉ là kẻ lang thang, kẻ vẩn vơ. Nó không bao giờ ở tại một điểm. Nó bao giờ cũng đi, di chuyển, đạt tới, nhưng không bao giờ ở bất kì điểm nào. Nó đi từ điểm này qua điểm khác, từ A tới B.

Nhưng nó không bao giờ ở A; nó không bao giờ ở B. Nó bao giờ cũng trên đường di chuyển. Nhớ điều này: tâm trí bao giờ cũng trên đường di chuyển, hi vọng đạt tới đâu đó nhưng không bao giờ đạt tới. Nó không thể đạt tới được! Chính cấu trúc của tâm trí là chuyển động. Nó chỉ có thể di chuyển; đó là bản chất cố hữu của tâm trí. Chính quá trình này là việc chuyển động – từ A tới B, từ B tới C… nó cứ chuyển đi mãi.

Nếu bạn dừng ở A hay B hay bất kì điểm nào, tâm trí sẽ tranh đấu với bạn. Tâm trí sẽ nói, “Đi tiếp đi,” vì nếu bạn dừng tâm trí chết ngay lập tức. Nó chỉ có thể sống trong chuyển động. Tâm trí có nghĩa là quá trình. Nếu bạn dừng và không di chuyển, tâm trí lập tức trở thành chể, nó không còn đó nữa; chỉ tâm thức còn lại.

Ý thức là bản tính của bạn;
tâm trí là hoạt động của bạn – cũng giống như bước đi.
Nó là khó vì chúng ta nghĩ tâm trí là cái gì đó bản chất. Chúng ta coi tâm trí là một loại vật chất – nó không phải vậy, tâm trí chỉ là hoạt động.

Cho nên thực sự tốt hơn cả là gọi nó là “chú tâm” hơn là tâm trí. Nó là quá trình như bước đi. Bước đi là quá trình, nếu bạn dừng, không có bước đi. Bạn có chân, nhưng không có bước đi. Chân có thể bước, nhưng nếu bạn dừng thế thì chân sẽ ở đó nhưng sẽ không có bước đi.

Ý thức giống như chân – bản tính của bạn. Tâm trí giống như bước đi – chỉ là quá trình. Khi ý thức di chuyển từ bình diện này sang bình diện khác, quá trình này là tâm trí. Khi ý thức chuyển từ A tới B, từ B tới C, chuyển động này là tâm trí. Nếu bạn dừng chuyển động, không có tâm trí. Bạn có ý thức, nhưng không có tâm trí. Bạn có chân, nhưng không bước. Bước đi là vận hành, hoạt động; tâm trí cũng là vận hành, hoạt động.

Nếu bạn dừng ở bất kì điểm nào, tâm trí sẽ vật lộn. Tâm trí sẽ nói, “Đi tiếp!” Tâm trí sẽ cố theo mọi cách đẩy bạn tiến lên hay lùi lại hay bất kì chỗ nào – nhưng, “Đi tiếp!” Bất kì chỗ nào cũng được, nhưng không ở lại một điểm.

Nếu bạn khăng khăng và nếu bạn không vâng lời tâm trí… điều đó là khó vì bạn bao giờ cũng vâng theo. Bạn chưa bao giờ ra lệnh cho tâm trí; bạn chưa bao giờ là người chủ. Bạn không thể là vậy được vì thực sự, bạn chưa bao giờ không đồng nhất bản thân bạn với tâm trí.

Bạn nghĩ bạn là tâm trí. Ảo tưởng này rằng bạn là tâm trí cho tâm trí tự do toàn bộ, vì thế thì không có người nào để làm chủ nó, để kiểm soát nó. Không có người nào! Bản thân tâm trí trở thành người chủ. Nó có thể trở thành người chủ, nhưng việc làm chủ đó chỉ dường như là vậy thôi. Thử một lần và bạn có thể phá vỡ việc làm chủ đó – nó là giả.

Tâm trí chỉ là kẻ nô lệ giả vờ là người chủ, nhưng nó đã giả vờ lâu rồi, hết kiếp nọ tới kiếp kia, tới mức ngay cả người chủ cũng tin rằng kẻ nô lệ là người chủ. Đó chỉ là niềm tin. Thử điều ngược lại và bạn sẽ biết rằng niềm tin đó là vô căn cứ.

Kinh này nói, Tưởng tượng những vòng tròn năm mầu của đuôi công là năm giác quan của ông trong không gian không thể giới hạn được. Bây giờ để cái đẹp của chúng tan chảy bên trong.
Nghĩ rằng năm giác quan của bạn là năm mầu, và năm mầu đó đang rót đầy toàn thể không gian. Chỉ tưởng tượng năm giác quan của bạn là năm mầu – mầu đẹp, sống động, được mở vào không gian vô hạn.

Thế rồi chuyển vào bên trong những mầu này. Chuyển vào bên trong và cảm thấy một trung tâm nơi tất cả năm mầu này gặp gỡ bên trong bạn. Đây chỉ là tưởng tượng, nhưng nó giúp đỡ. Cứ tưởng tượng năm mầu này xuyên thấu vào bên trong bạn và gặp gỡ tại một điểm.

Tất nhiên, năm mầu này sẽ gặp nhau tại một điểm: toàn thế giới sẽ tan biến. Trong tưởng tượng của bạn chỉ có năm mầu – cũng giống như vòng đuôi công – lan toả khắp không gian, đi sâu vào bên trong bạn, gặp nhau tại một điểm.

Bất kì điểm nào sẽ có tác dụng, nhưng hara là tốt nhất. Nghĩ rằng chúng gặp gỡ tại rốn của bạn – rằng toàn thế giới đã trở thành mầu sắc, và những mầu sắc đó đang gặp gỡ tại rốn của bạn. Nhìn điểm đó, tập trung vào điểm đó, và tập trung cho tới khi điểm này tan biến.

Nếu bạn tập trung vào điểm này nó tan biến, vì nó chỉ là tưởng tượng. Nhớ, bất kì cái gì chúng ta đã làm đều là tưởng tượng. Nếu bạn tập trung vào nó, nó sẽ tan biến. Và khi điểm này tan biến, bạn được ném về trung tâm của bạn.

Thế giới đã tan biến. Không có thế giới cho bạn. Trong thiền này chỉ có mầu sắc. Bạn đã quên toàn thế giới; bạn đã quên mọi đối thể. Bạn đã chọn chỉ năm mầu. Chọn bất kì năm mầu. Điều này là đặc biệt dành cho những người có con mắt rất tinh tường, sự nhạy cảm mầu sắc rất sâu. Thiền này sẽ không giúp ích cho mọi người. Chừng nào bạn chưa có con mắt của hoạ sĩ, tâm thức mầu sắc, chừng nào bạn chưa thể hình dung mầu sắc, nó là khó.

Bạn đã bao giờ quan sát rằng mơ của bạn là không có mầu không? Chỉ một người trong cả trăm người mới có khả năng thấy các giấc mơ có mầu. Bạn chỉ thấy đen và trắng. Tại sao? Toàn thế giới có mầu sắc và mơ của bạn là không có mầu.

Nếu một trong các bạn nhớ rằng mơ của người đó là có mầu, việc thiền này là dành cho người đó. Nếu ai đó đôi khi thậm chí nhớ rằng mình thấy mầu sắc trong mơ của mình, thế thì thiền này sẽ dành cho người đó.

Nếu bạn nói với một người không nhạy cảm với mầu sắc, “Tưởng tượng toàn thể không gian được rót đầy bằng mầu sắc,” người đó sẽ không có khả năng tưởng tượng. Cho dù người đó cố tưởng tượng, nếu người đó nghĩ, “Đỏ,” người đó sẽ thấy từ ‘đỏ’, người đó sẽ không thầy mầu. Người đó sẽ nói, “Lục,” và từ ‘lục’ sẽ có đó, nhưng sẽ không có tính lục.

Cho nên nếu bạn có nhạy cảm mầu sắc, thế thì thử phương pháp này. Có năm mầu. Toàn thể thế giới chỉ là mầu và năm mầu đó đang gặp nhau trong bạn. Sâu bên dưới ở đâu đó trong bạn, năm mầu đó gặp gỡ. Tập trung vào điểm đó, và liên tục tập trung vào nó. Không chuyển đi từ nó; vẫn còn ở lại nó. Không cho phép tâm trí. Không cố nghĩ về mầu lục và đỏ và vàng và về các mầu – không nghĩ.

Chỉ nhìn chúng gặp nhau trong bạn. Bạn không nghĩ về chúng! Nếu bạn nghĩ, tâm trí đã di chuyển. Chỉ được rót đầy bằng mầu sắc gặp gỡ trong bạn, và thế rồi ở điểm gặp gỡ, tập trung. Không nghĩ! Tập trung là không nghĩ; nó không là suy ngẫm.

Nếu bạn thực sự được rót đầy bằng mầu sắc và bạn đã trở thành chỉ là cầu vồng, con công, và toàn thể không gian được rót đầy bởi mầu sắc, nó sẽ cho bạn cảm giác sâu sắc về cái đẹp. Nhưng không nghĩ về nó; không nói nó là đẹp. Không di chuyển trong suy nghĩ. Tập trung vào điểm nơi mọi mầu này gặp gỡ và liên tục tập trung vào nó. Nó sẽ biến mất, nó sẽ tan biến, vì nó chỉ là tưởng tượng. Và nếu bạn áp đặt tập trung, tưởng tưởng không thể vẫn còn ở đó, nó sẽ tan biến.

Thế giới đã tan biến rồi; chỉ có mầu sắc. Những mầu đó đã là tưởng tượng của bạn. Những mầu tưởng tượng đó đã găp nhau ở một điểm. Điểm đó, tất nhiên, là tưởng tượng – và bây giờ, với tập trung sâu sắc, điểm đó sẽ tan biến. Bạn bây giờ ở đâu? Bạn sẽ ở đâu? Bạn sẽ bị ném về trung tâm của bạn.

Đối thể đã tan biến qua tưởng tượng. Bây giờ tưởng tưởng sẽ tan biến qua tập trung. Bạn một mình còn lại như một chủ thể. Thế giới đối thể đã tan biến; thế giới tinh thần đã tan biến. Bạn chỉ có đó như ý thức thuần khiết.

Đó là lí do tại sao lời kinh này nói: tại bất kì điểm nào trong không gian hay trên tường… Điều này sẽ giúp đỡ. Nếu bạn không thể hình dung được mầu sắc, thế thì bất kì điểm nào trên tường sẽ giúp đỡ. Lấy bất kì cái gì chỉ như một đối thể của tập trung. Nếu nó là bên trong thì tốt hơn, nhưng lần nữa, có hai kiểu nhân cách.

Với những những hướng nội, sẽ dễ dàng quan niệm về mọi mầu sắc gặp gỡ bên trong. Nhưng có những người hướng ngoại không thể quan niệm được bất kì cái gì bên trong. Họ chỉ có thể tưởng tượng cái bên ngoài. Tâm trí của họ chỉ chuyển động ở bên ngoài; họ không thể di chuyển vào trong. Với họ không có gì giống như tính bên trong.

Triết gia người Anh David Hume đã nói, “Bất kì khi nào tôi đi vào trong, tôi không bao giờ bắt gặp cái ta nào. Mọi thứ tôi gặp chỉ là phản xạ của thế giới bên ngoài – ý nghĩ, xúc động nào đó, tình cảm nào đó.
Tôi không bao giờ gặp cái bên trong, tôi chỉ gặp thế giới bên ngoài được phản xạ vào trong.” Đây là tâm trí hướng ngoại thượng hạng, và David Hume là một trong những tâm trí hướng ngoại nhất.

Cho nên nếu bạn không thể cảm thấy bất kì cái gì bên trong, và nếu tâm trí hỏi, “Tính bên trong này ngụ ý cái gì? Làm sao đi vào?” thế thì thay vì vậy hãy thử bất kì điểm nào trên tường.
Có những người tới tôi và hỏi cách đi vào trong. Đó là vấn đề, vì nếu bạn chỉ biết việc đi ra ngoài, nếu bạn chỉ biết di chuyển hướng ra ngoài, khó mà hình dung được cách đi vào trong.

Nếu bạn là người hướng ngoại thế thì đừng thử điểm này bên trong, thử nó ở bên ngoài. Cùng điều này sẽ là kết quả. Làm ra một chấm trên tường; tập trung vào nó.
Thế thì bạn sẽ phải tập trung vào nó bằng mắt mở. Nếu bạn đang tạo ra một trung tâm bên trong, một điểm bên trong, thế thì bạn sẽ phải tập trung bằng mắt nhắm.

Làm ra một điểm trên tường và tập trung vào nó. Điều thực xảy ra vì việc tập trung, không vì điểm này. Dù nó là ở ngoài hay không cũng không liên quan. Điều đó tuỳ thuộc vào bạn. Nếu bạn nhìn và tường bên ngoài, tập trung vào nó, thế rồi liên tục tập trung cho tới khi điểm này tan biến.

Điều đó phải được chú ý: cho tới khi điểm này tan biến! Không chớp mắt, vì mắt chớp cho tâm trí một không gian để chuyển động nữa. Không chớp mắt, vì thế thì tâm trí bắt đầu nghĩ. Nó trở thành kẽ hở; trong việc chớp mắt, việc tập trung bị mất. Cho nên không chớp mắt.

Bạn phải đã nghe nói về Bồ đề đạt ma, một trong những thầy vĩ đại nhất về thiền trong toàn thể lịch sử nhân loại. Một câu chuyện rất hay được kể về ông ấy.

Ông ấy đã tập trung vào cái gì đó – cái gì đó hướng ra ngoài. Nếu mắt ông ấy chớp và việc tập trung sẽ bị mất, cho nên ông ấy giật mí mắt ra. Đây là câu chuyện hay: ông ấy giật mí mắt ra, ném chúng đi, và tập trung.
Sau vài tuần, ông ấy thấy cây nào đó mọc lên ở chỗ ông ấy đã vứt mí mắt mình. Giai thoại này xảy ra trên núi ở Trung Quốc, và tên của núi này là Tah, hay Ta. Do đó có cái tên ‘tea- trà’. Những cây đó mà đã mọc lên trở thành trà, và đó là lí do tại sao trà giúp bạn thức tỉnh.

Khi mắt bạn chớp chớp và bạn đang rơi vào trong giấc ngủ, uống cốc trà đi. Đó là mí mắt của Bồ đề đạt ma. Đó là lí do tại sao Thiền sư coi trà là linh thiêng. Trà không phải là bất kì cái gì bình thường, nó là linh thiêng – mí mắt của Bồ đề đạt ma. Ở Nhật Bản họ có lễ trà, và mọi nhà đều có một phòng trà, và trà được phục vụ với lễ hội tôn giáo; nó là linh thiêng. Trà phải được uống trong tâm trạng rất có tính thiền.

Nhật Bản đã tạo ra lễ hay về uống trà. Họ sẽ vào phòng trà dường như họ đi vào đền. Thế rồi tra sẽ được pha ra, và mọi người sẽ ngồi lắng nghe im lặng tiếng nước sôi trong bình đun nước. Có hơi nước, tiếng hơi nước, và mọi người chỉ lắng nghe.

Đó không phải là điều bình thường… mí mắt của Bồ đề đạt ma đó. Và bởi vì Bồ đề đạt ma đã cố gắng thức tỉnh bằng mắt mở, trà giúp đỡ. Vì câu chuyện này xảy ra trên núi Tah, nó được gọi là tea-trà. Dù chuyện này thực hay không, giai thoại này là hay.

Nếu bạn đang tập trung hướng ra ngoài, thế thì mắt không chớp sẽ được cần, dường như bạn không còn có mí mắt. Đó là nghĩa của việc ném đi mí mắt. Bạn chỉ có mắt, không có mí mắt để nhắm chúng lại. Tập trung cho tới khi điểm này tan biến. Nếu bạn kiên trì, nếu bạn nhất quyết và không cho phép tâm trí di chuyển, điểm này tan biến.

Và khi điểm này tan biến, nếu bạn đã được tập trung tại một điểm và chỉ có điểm này cho bạn trên thế giới, nếu toàn thể thế giới đã tan biến, nếu chỉ điểm này còn lại và bây giờ điểm này cũng biến mất, thế thì ý thức không thể di chuyển đi bất cứ chỗ nào. Không có đối thể để di chuyển tới – mọi chiều đều bị đóng. Tâm trí bị ném về bản thân nó, ý thức bị ném về bản thân nó, và bạn đi vào trung tâm.

Cho nên dù trong hay ngoài, tập trung cho tới khi điểm này tan biến. Điểm này sẽ tan biến vì hai lí do. Nếu nó ở bên trong, nó là tưởng tượng – nó sẽ tan biến. Nếu nó ở bên ngoài, nó không là tưởng tượng, nó là thực. Bạn đã làm ra một chấm trên tường và đã tập trung vào nó.

Thế thì tại sao chấm này sẽ tan biến? Người ta có thể hiểu nó tan biến bên trong – nó đã không có đó chút nào; bạn chỉ tưởng tượng nó – nhưng trên tường nó có đó, cho nên tại sao nó sẽ tan biến?

Nó tan biến vì lí do nào đó. Nếu bạn tập trung vào một điểm, điểm này không thực sự sẽ tan biến, tâm trí tan biến. Nếu bạn tập trung vào điểm bên ngoài, tâm trí không thể chuyển động được. Không có chuyển động nó không thể sống được, nó chết, nó dừng lại. Và khi tâm trí dừng lại bạn không thể có quan hệ với bất kì cái gì hướng ra ngoài.

Đột nhiên mọi cầu bị gẫy, vì tâm trí là chiếc cầu. Khi bạn tập trung vào một điểm trên tường, tâm trí của bạn thường xuyên nhảy từ bạn sang điểm đó, từ điểm đó sang bạn, từ bạn sang điểm đó. Có việc nhảy thường xuyên; có quá trình.

Khi tâm trí tan biến bạn không thể thấy được điểm này, vì thực sự, bạn không bao giờ thấy điểm này qua mắt: bạn thấy điểm này qua tâm trí và qua mắt. Nếu tâm trí không có đó, mắt không thể vận hành. Bạn có thể liên tục nhìn chăm chăm lên tường, nhưng điểm này sẽ không được thấy.

Tâm trí không có đó; chiếc cầu bị gẫy. Điểm đó là thực – nó có đó. Khi tâm trí sẽ quay lại, bạn sẽ thấy lại nó; nó có đó. Nhưng bây giờ bạn không thể thấy được nó. Và khi bạn không thể thấy được, bạn không thể di chuyển ra. Đột nhiên, bạn ở trung tâm của bạn.

Việc định tâm này sẽ làm cho bạn nhận biết về rễ tồn tại của bạn. Bạn sẽ biết bạn được nối từ đâu với sự tồn tại. Trong bạn, có một điểm có liên quan tới sự tồn tại toàn thể, chính là một với nó. Một khi bạn biết trung tâm này, bạn biết bạn ở nhà. Thế giới này là không xa lạ.

Bạn không phải là người ngoài. Bạn là người trong, bạn thuộc vào thế giới. Không có nhu cầu về bất kì vật lộn nào, không có tranh đấu. Không có quan hệ thù địch giữa bạn và sự tồn tại. Sự tồn tại trở thành mẹ bạn.

Chính sự tồn tại đã tới trong bạn và điều đó đã trở thành nhận biết. Chính sự tồn tại đã nở hoa trong bạn. Việc cảm này, việc nhận ra này, việc xảy ra này… và có thể không có phiền não nữa.

Thế thì phúc lạc không phải là hiện tượng; nó không phải là cái gì đó xảy ra và rồi đi. Thế thì phúc lạc là chính bản chất của bạn. Khi người ta được bắt rễ trong trung tâm của mình, phúc lạc là tự nhiên. Người ta tình cờ là phúc lạc, và dần dần người ta thậm chí trở nên vô nhận biết rằng người ta là phúc lạc, vì nhận biết cần tương phản.

Nếu bạn khổ, thế thì bạn có thể cảm thấy nó khi bạn phúc lạc. Khi khổ không còn nữa, dần dần bạn quên mất khổ hoàn toàn. Và bạn quên cả phúc lạc của bạn nữa. Và chỉ khi bạn có thể quên phúc lạc của bạn thì bạn mới thực sự là phúc lạc. Thế thì nó là tự nhiên. Như sao chiếu sáng, như sông tuôn chảy, vậy bạn là phúc lạc. Chính hiện hữu của bạn là phúc lạc. Nó không phải là cái gì đó xảy ra cho bạn: bây giờ nó là bạn.

Từ “Vigyan Bhairav Mật tông

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *